Âm thanh vòm không còn là cụm từ quá xa lạ với những ai yêu thích, đam mê và đã có nhiều sự am hiểu về lĩnh vực âm thanh. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này, thì không phải ai cũng có sự hiểu biết rõ ràng về nó, Vậy bài viết dưới đây, ITC Audio sẽ giúp các bạn đi tìm hiểu xem âm thanh vòm là gì, cũng như nguyên lý hoạt động và những thiết bị quan trọng trong hệ thống âm thanh vòm này nhé!

Âm thanh vòm là gì?

Trước hết, chúng ta sẽ đi tìm hiểu âm thanh vòm là gì nhé! Âm thanh vòm là một công nghệ âm thanh được dùng tái tạo không gian âm thanh rộng lớn và chân thực hơn, mang đến cho người nghe cảm nhận như đang tiếp xúc trực tiếp với âm thanh của môi trường. Chúng được tạo nên bởi một hệ thống các loa đặt xung quanh người nghe, nhằm gia tăng độ sâu và sự trung thực của âm sắc, giả lập không gian sống động, phân tán âm thanh phát ra từ nhiều hướng khác nhau.

Âm thanh vòm là gì? Là công nghệ âm thanh dùng để tái tạo không gian âm thanh rộng lớn và chân thực
Âm thanh vòm là gì? Là công nghệ âm thanh dùng để tái tạo không gian âm thanh rộng lớn và chân thực

Âm thanh vòm được thiết kế để tạo ra một trải nghiệm âm thanh sống động và dễ tương tác với người nghe hơn, chúng mang đến trải nghiệm nghe nhạc, xem phim, chơi game sống động và thú vị bằng cách tạo ra âm thanh vòm 360 độ bao quanh người nghe. Thực tế trải nghiệm âm thanh vòm phải kể đến các rạp chiếu phim hiện nay, khi trải nghiệm các bom tấn điện ảnh tại rạp, bạn cảm nhận được âm thanh xuất phát từ mọi hướng, sự rung động của âm sắc đi sâu vào từng tế bào giúp bạn chìm đắm trong không gian thực tế ảo.

Hệ thống âm thanh vòm được tạo nên bởi một hệ thống các loa đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong không gian, bao gồm loa trước, loa sau, loa bên trên, loa trung tâm. Các tín hiệu âm thanh được xử lý đặc biệt để tạo ra các hiệu ứng âm thanh vòm như phân bổ âm thanh độc lập cho từng loa, âm thanh di chuyển qua từng hướng và gia tăng cảm giác chân thật cho không gian âm thanh.

Sự hình thành âm thanh vòm
Sự hình thành âm thanh vòm

Việc sử dụng âm thanh vòm lần đầu cho hệ thống rạp chiếu phim phải kể đến bộ phim hoạt hình Fantasia của Disney vào năm 1940. Âm thanh của chú ong nghệ trong vở nhạc kịch xuất phát từ mọi hướng như thể âm thanh thực tế, đã để lại ấn tượng không thể nào quên trong lòng khán giả. Kể từ đó, các rạp chiếu phim bắt đầu áp dụng âm thanh vòm cho hệ thống kinh doanh của mình nhiều hơn và đem lại những hiệu quả bất ngờ.

Vậy, với nội dung trên, bạn đã hiểu được âm thanh vòm là gì hay chưa!

Cơ chế hoạt động của âm thanh vòm

Như đã giải thích âm thanh vòm là gì, chúng ta đã biết được cách thức tạo nên âm thanh vòm là dựa vào việc phân tán âm thanh từ nhiều loa đặt ở các vị trí khác nhau trong không gian, tạo cảm giác tiếp xúc thực sự với không gian âm thanh.

Đầu tiên, tín hiệu âm thanh sẽ được xử lý bởi một bộ giải mã hoặc một bộ xử lý âm thanh vòm, bộ xử lý này sẽ khuếch đại và truyền tín hiệu đi đến các loa âm thanh vòm trong hệ thống. Thông qua việc điều chỉnh mức độ và pha của âm thanh, tinh chỉnh độ trễ tín hiệu cho mỗi loa tạo ra sự phân bổ đồng nhất cho âm thanh, mang đến không gian sôi động và chân thực.

Âm thanh vòm mang đến cho cả gia đình những giây phút thư giãn, giải trí, quây quần bên nhau
Âm thanh vòm mang đến cho cả gia đình những giây phút thư giãn, giải trí, quây quần bên nhau

Các loa được đặt ở vị trí xung quanh không gian người nghe, bao gồm phía trước, phía sau, bên trái, bên phải và ở trung tâm. Mỗi loa sẽ có một vai trò cụ thể trong việc tái tạo âm thanh từ các hướng khác nhau. Khi âm thanh lần lượt được truyền đến các loa, người nghe có thể trải nghiệm hiệu ứng âm thanh vòm như tiếng động di chuyển qua từng hướng, âm thanh xung quanh và sự hiện diện của môi trường âm thanh ảo.

Âm thanh vòm được tạo nên bởi một hệ thống các loa xung quanh không gian
Âm thanh vòm được tạo nên bởi một hệ thống các loa xung quanh không gian

Một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra hiệu ứng âm thanh vòm là căn chỉnh delay, bằng cách điều chỉnh thời gian phát âm thanh từ mỗi loa, hệ thống sẽ tạo ra sự khác biệt về thời điểm âm thanh đến tai trái và tai phải người nghe, giúp tạo ra ấn tượng về không gian và chiều sâu âm thanh.

Như vậy, bạn đã hiểu được cơ chế hoạt động của âm thanh vòm là gì hay chưa!

Loa âm thanh vòm bao gồm những loa nào?

Mỗi hệ thống âm thanh sẽ vận dụng sự kết hợp của nhiều loa khác nhau trong hệ thống. Hệ thống âm thanh vòm cũng vậy, nó bao gồm các dòng loa sau đây:

Loa âm thanh vòm gồm có các dòng như: loa trung tâm, loa siêu trầm và loa vệ tinh
Loa âm thanh vòm gồm có các dòng như: loa trung tâm, loa siêu trầm và loa vệ tinh
  • Loa siêu trầm: đây là dòng chuyên được sử dụng để tái tạo âm thanh ở dải tần số thấp, trong khoảng từ 3Hz – 200Hz, những âm thanh chuyên dụng mà dòng loa này tái tạo thường là tiếng trống, tiếng bước chân, âm trầm trong giọng hát, tiếng đồ vật rơi trên sàn nhà,… Loa siêu trầm có khả năng mang tới những trải nghiệm âm thanh sống động cho người nghe, đặc biệt là cảm giác thình thịch khi các bạn đi xem phim ngoài rạp đó.
  • Loa trung tâm: trong hệ thống loa âm thanh vòm thì loa trung tâm là dòng loa có kích thước lớn nhất, được đặt ở vị trí trung tâm, ngay phía dưới màn hình, nắm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống.
  • Loa vệ tinh: bao gồm các loa đặt bên trái, bên phải, phía sau hoặc phía trước vị trí bạn ngồi, mục đích là để truyền tải âm thanh qua lại và tạo hiệu ứng âm thanh nhiều phía cho người nghe.

Ưu điểm và nhược điểm của âm thanh vòm

Âm thanh vòm là một trong những dấu mốc đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển, đi lên của lĩnh vực âm thanh. Và đương nhiên, chúng cũng sẽ tồn tại những ưu điểm và hạn chế song song. Cùng đi tiếp vào nội dung dưới đây nhé:

Ưu điểm của âm thanh vòm

Âm thanh vòm đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực giải trí như điện ảnh, sáng tạo các trò chơi mới, âm nhạc,… Dưới đây là những ứng dụng cụ thể của âm thanh vòm:

Âm thanh vòm giúp mang đến âm thanh sống động, chân thật, tự nhiên, giả lập không gian thực tế một cách xuất sắc, người nghe như đang chìm đắm trong không gian thực tế của thước phim.

Khả năng giả lập không gian chân thật, tự nhiên là ưu điểm mà chúng ta không thể phủ nhận ở âm thanh vòm
Khả năng giả lập không gian chân thật, tự nhiên là ưu điểm mà chúng ta không thể phủ nhận ở âm thanh vòm

Nói về khả năng tái tạo âm thanh, thì bất cứ nguồn phát nào âm thanh vòm cũng có thể xử lý được, từ giọng nói của con người, âm thanh từ cảnh vật chung quanh (tiếng nước chảy róc rách, tiếng mơi rơi, tiếng gió,..), tiếng phương tiện giao thông di chuyển, âm thanh từ vạn vật dội lại, thì ứng dụng âm thanh vòm đều mang lại hiệu quả bất ngờ.

Đặc biệt, trải nghiệm công nghệ âm thanh vòm bạn có thể cảm nhận được chi tiết sự góp mặt của nguồn âm. Âm thanh không bị chồng chéo, chúng khá rõ ràng và phân bổ đúng nhịp điệu, tách biệt nguồn âm sống động, đây là một trong những ưu điểm lớn nhất làm nên giá trị của âm thanh vòm trong gần một trăm năm qua.

Bạn sẽ cảm nhận được từng chi tiết nhỏ nhất trong các giai điệu
Bạn sẽ cảm nhận được từng chi tiết nhỏ nhất trong các giai điệu

Một ưu điểm tuyệt vời nữa mà chúng ta không thể bỏ qua ở âm thanh vòm đó là chúng tạo ra một không gian đa chiều, giúp người dùng dễ tương tác với sản phẩm giải trí hơn.

Nhược điểm của âm thanh vòm

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời đó, công nghệ âm thanh vòm vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa thể khắc phục, chẳng hạn như:

Dưới đây là một số nhược điểm của âm thanh vòm
Dưới đây là một số nhược điểm của âm thanh vòm

Chi phí đầu tư cao: để được trải nghiệm âm thanh vòm, người dùng cần trang bị đầy đủ các thiết bị như amply/cục đẩy, vang số, bộ giải mã, đầu tư cả về thiết kế không gian và hệ thống loa đồ sộ, chất lượng cao,… điều này sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ.

Kén chọn không gian: âm thanh vòm khá khó tính trong việc tương tác với không gian hoạt động, công nghệ này sẽ không phát huy được khả năng tái tạo trong những không gian quá rộng hoặc quá hẹp, đòi hỏi bạn cần tính toán kĩ diện tích phòng sử dụng.

Người dùng phải có kiến thức và biết cách bạn hành: sử dụng công nghệ âm thanh vòm khá phức tạp, đòi hỏi người dùng phải có kĩ thuật chuyên môn và thực sự am hiểu về loa âm thanh vòm để chúng phát huy tối đa khả năng âm học được thiết kế.

Ứng dụng của âm thanh vòm

Âm thanh vòm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm đa dạng hoá trải nghiệm cho người dùng, dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của âm thanh vòm:

Sử dụng cho phòng chiếu phim, nhà hát: hầu hết các rạp chiếu phim hiện nay đều được trang bị công nghệ âm thanh vòm chất lượng cao, âm thanh lan toả, di chuyển qua từng hướng, người xem được cảm nhận từng thước phim hành động gay cấn, gia tăng cảm giác tham gia trực tiếp vào mỗi khung cảnh.

Âm thanh vòm được sử dụng khá phổ biến cho các rạp chiếu phim hiện đại
Âm thanh vòm được sử dụng khá phổ biến cho các rạp chiếu phim hiện đại

Hệ thống âm thanh gia đình: nhiều gia đình hiện nay ưa chuộng lắp đặt loa âm thanh vòm để cải thiện trải nghiệm giải trí đa sắc màu qua không gian âm thanh rộng lớn.

Nghe nhạc: thay vì nghe nhạc từ 2 loa, bạn còn có thể thưởng thức những bản nhạc hấp dẫn, sôi động qua hệ thống loa âm thanh vòm được thiết kế ở xung quanh bạn, công nghệ này hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm âm nhạc thú vị, đặc sắc nhất.

Trò chơi điện tử: âm thanh vòm trong các ứng dụng trò chơi điện tử giúp bạn có thể cảm nhận được âm thanh xung quanh, từ tiếng súng đạn trong game, tiếng bước chân rõ ràng, hay tiếng đối thủ đang rình rập quanh nhân vật cua bạn.

Ngoài ra âm thanh vòm còn được ứng dụng trong kỹ thuật sản xuất âm thanh và các trò chơi điện tử nổi tiếng
Ngoài ra âm thanh vòm còn được ứng dụng trong kỹ thuật sản xuất âm thanh và các trò chơi điện tử nổi tiếng

Ứng dụng trong giáo dục và đào tạo: âm thanh vòm còn được ứng dụng trong giảng dạy các bộ môn âm nhạc, được sử dụng để đưa âm thanh đạo cụ vào bài học một cách chi tiết, tỉ mỉ, giúp sinh viên có được những cảm nhận thực tế khi kết hợp với học lý thuyết trên lớp.

Sử dụng cho các buổi biểu diễn, hay các bữa tiệc sôi động ngoài trời: lựa chọn công nghệ âm thanh vòm cho các bữa tiệc nhẹ là một lựa chọn đúng đắn, toàn bộ những người tham gia sẽ được hoà mình vào các giai điệu âm thanh vui tươi, sinh động.

Định dạng của hệ thống âm thanh vòm

Cũng giống như một vài công nghệ khác, âm thanh vòm được ứng dụng vào khá nhiều biến thể khác nhau, trong đó phải kể đến như Dolby Digital, THX, Digital Theatre System,…

Dolby Digital là một trong những tiêu chuẩn âm thanh vòm phổ biến nhất, hỗ trợ phát ra âm thanh với 6 kênh riêng biệt, bao gồm loa trái, loa phải, loa phía trước, loa phía sau, loa trung tâm và 1 loa sub để hỗ trợ tái tạo âm thanh ở dải tần siêu thấp. Các phiên bản mở rộng của Dolby Digital có thể kể đến một số hệ thống âm thanh vòm 7.1 và 9.1 khác.

Định dạng của âm thanh vòm có các dạng như Dolby Digital, THX, Digital Theatre System,...
Định dạng của âm thanh vòm có các dạng như Dolby Digital, THX, Digital Theatre System,…

Định dạng Dolby Pro Logic, định dạng này được ra đời vào khoảng năm 90 của thế kỉ trước, ban đầu chúng được ứng dụng chủ yếu cho hệ thống âm thanh giải trí gia đình và dần trở thành tiêu chuẩn âm thanh cho phát sóng âm thanh trên Tivi hoặc analog. Định dạng âm thanh này được tạo nên bởi 4 kênh âm thanh, trong đó có 2 kênh độc lập và 2 kênh ma trận. Trong đó, 1 kênh ma trận được sử dụng thay thế loa trung tâm, kênh còn lại ứng cho 2 loa surround.

Định dạng Digital Theatre System, ở định này cho phép mỗi loa là một kênh độc lập, chất lượng âm thanh được đánh giá là tốt hơn Dolby Digital, chúng sử dụng 6 5 loa thường và một loa siêu trầm phân bổ đều khắp không gian. Được ứng dụng phổ biến trong các rạp chiếu phim và các ứng dụng xem phim 3D trực tuyến.

Cấu hình của hệ thống âm thanh vòm

Công nghệ âm thanh vòm được áp dụng trong một số hệ thống âm thanh như: âm thanh vòm 2.1, âm thanh vòm 5.1âm thanh vòm 7.1. Cùng tiếp tục đi tìm hiểu các hệ thống này có đặc điểm cụ thể là gì nhé!

Hệ thống âm thanh vòm 2.1

Với âm thanh vòm 2.1, bố trí thiết bị và cách thức vận hành hệ thống hoạt động cũng khá đơn giản. Chỉ bao gồm 2 loa vệ tinh đặt 2 bên và 1 loa sub ở chính giữa, tương tự, loa sub sẽ chịu trách nhiệm tái tạo âm thanh ở dải tần số thấp, 2 loa còn lại phân bổ âm thanh từ các hướng, mang đến cho người nghe trải nghiệm âm thanh trọn vẹn, sống động nhất.

Hệ thống âm thanh vòm 2.1 được hình thành khá đơn giản, hoạt động cũng không có gì phức tạp
Hệ thống âm thanh vòm 2.1 được hình thành khá đơn giản, hoạt động cũng không có gì phức tạp

Hệ thống âm thanh vòm 5.1

Vậy hệ thống âm thanh vòm 5.1 là gì? So với hệ thống loa âm thanh vòm 2.1 thì ở hệ thống 5.1 này đầy đủ thiết bị và âm thanh có phần sống động, chân thật, chi tiết hơn. Hệ thống bao gồm hai loa trái – phải, 2 loa phía trước – phía sau, một loa trung tâm kết hợp thêm một loa subwoofer. Cụ thể như sau:

Âm thanh vòm 5.1 được tạo nên bởi 5 loa xung quanh và 1 loa subwoofer tái tạo âm siêu trầm
Âm thanh vòm 5.1 được tạo nên bởi 5 loa xung quanh và 1 loa subwoofer tái tạo âm siêu trầm
  • Một loa trung tâm – center: đây được coi là loa chính của toàn hệ thống, được đặt ở vị trí trung tâm, tái tạo tất cả mọi loại tín hiệu âm thanh truyền đến.
  • Hai loa phía trước – front: kết hợp với loa trung tâm để phát ra âm thanh từ bên trái qua bên phải, tạo tạo âm thanh cơ bản. Một điều đặc biệt là chỉ với 2 loa front cùng với loa trung tâm, là bạn đã có được hệ thống âm thanh 2.1 cơ bản rồi đó.
  • Hai loa vòng – surround: hỗ trợ tái tạo âm thanh từ một số nguồn phụ chẳng hạn như tiếng bước chân, tiếng chim hót, động vật kêu, âm đi xa dần và tạo chiều sâu cho không giân âm thanh.
  • Một loa siêu trầm: hỗ trợ tái tạo âm thanh trong dải tần thấp từ khoảng 8Hz-200Hz, giúp mang tới những âm trầm sống động, mạnh mẽ, là một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ rạp chiếu phim nào.

Hệ thống âm thanh vòm 7.1

Thế còn hệ thống âm thanh vòm 7.1 là gì? Chúng có những gì khác biệt? Tương tự như cách bố trí loa ở các hệ thống mà chúng tôi giới thiệu trước đó, kí tự “7” ở phía trước là số lượng loa xung quanh, còn kí tự bên phải dấu chấm “1” là để biểu thị số lượng loa trầm. Như vậy, hệ thống âm thanh vòm 7.1 bao gồm 7 loa surround và 1 loa sub, mô phỏng hiệu ứng âm thanh vòm đa chiều, cho người nghe cảm giác thực sự chìm đắm trong không gian âm thanh.

Hệ thống âm thanh vòm 7.1
Hệ thống âm thanh vòm 7.1

Và thực tế, thiết kế cấu hình cho âm thanh vòm cho không gian của bạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ kích thước, đặc điểm không gian, vật liệu cách âm, công suất hoạt động, trở kháng,… Và dù là cấu hình nào đi chăng nữa, bạn chỉ cần tính toán kĩ lưỡng và lắp đặt phù hợp cho không gian thì đều có thể mang lại hiệu quả sử dụng âm thanh vòm cao chất lượng.

Các loa hiện nay có được trang bị công nghệ âm thanh vòm hay không?

Chúng ta thường thấy cụm từ “loa âm thanh vòm” rất quen thuộc, nhưng thực tế, các dòng loa hiện nay không được trang bị âm thanh vòm. Bởi âm thanh vòm được tạo nên bởi sự kết hợp âm thanh từ nhiều loa khác nhau. Các dòng loa dù là loa hi end cũng mới chỉ được tích hợp tính năng Dolby Atmos, ứng dụng trong âm thanh vòm giúp mô phỏng âm thanh khá hiệu quả. Tuy nhiên đây cũng chưa phải là âm thanh vòm trên loa thực sự, bạn nên nắm rõ đặc điểm này trên các dòng loa để không bị một số tư vấn viên lắt léo dắt mũi nhé.

Trên đây là nội dung của chủ đề âm thanh vòm là gì cùng toàn bộ những thông tin có liên quan. Hy vọng kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến cho quý khách hàng nhiều thông tin hơn về lĩnh vực âm thanh cũng như giúp ích hơn trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn ra được một sản phẩm phù hợp cho dàn âm thanh của mình.

Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc gọi trực tiếp đến số hotline trên website để được nhân viên tư vấn cụ thể, chi tiết hơn nhé. ITC Audio kính chúc quý khách có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *