Với sự phát triển không ngừng của công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, amply đã trải qua nhiều tiến bộ và được đổi mới rất nhiều so với thời điểm mới được phát minh. Vai trò chính của amply là khuếch đại tín hiệu âm thanh đủ mạnh để phát ra loa. Vậy trước những câu hỏi “amply là gì“, “amplifier là gì” bạn có thể tự mình giải thích được không? Bài viết dưới đây ITC Audio sẽ mang đến cho bạn rất nhiều thông tin đó.
Amply là gì? Amplifier có giống với amply không?
Trước tiên, chúng ta cùng đi giải thích khái niệm “amply là gì” trước nhé. Amply có tên đầy đủ là amplifier, là thiết bị có chức năng tiếp nhận tín hiệu âm thanh đầu vào và khuếch đại tín âm thanh nhận được đó ra loa hoặc tai nghe.

Âm thanh đầu vào mà amply có thể tiếp nhận được là từ các máy nghe nhạc, đầu đĩa CD, USB hay từ một thiết bị khác truyền tải xuống. Các loa trong hệ thống sẽ tiếp nhận tín hiệu điện và tín hiệu âm thanh từ amply để hoạt động. Và ngoài ra, ở amply còn được tích hợp nhiệm vụ xử lý hiệu với các chức năng như echo, reverb, tăng cường âm bass/mid/treble để âm thanh phát ra được hay hơn, hoàn hảo hơn.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của amply
Cấu tạo amplifier gồm nhiều bộ phận cấu thành nên như bộ nguồn, mạch khuếch đại, mạch xử lý,…Trong đó, các bộ phận chính trong amply mà chúng ta hay đề cập đến nhất gồm có:
- Bộ biến áp nguồn: amply cần nguồn điện để hoạt động, đây là bộ phận quan trọng và có giá trị về mặt kinh tế nhất trong amply. Kích thước của bộ biến áp tỷ lệ thuật với công suất hoạt động, biến áp càng lớn thì amply có công suất càng cao. Nguồn điện bình thường được cung cấp từ nguồn AV (điện lưới) hoặc từ nguồn DC (nguồn tiện từ acquy, pin). Biến áp này sẽ chuyển đổi nguồn điện đầu vào thành nguồn điện phù hợp để amply hoạt động và truyền tải đến các thiết bị liên quan.
- Tụ lọc nguồn: tích trữ điện năng cho các bộ phận bên trong hoạt động, giúp điện áp ổn định hơn.
- Mạch điện tử công suất: đây cũng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của amply, đòi hỏi nhà sản xuất phải hết sức chú trọng đến công đoạn sản xuất và chế tác. Mạch khuếch đại ảnh hưởng ít nhiều đến độ trung thực và độ nhiễu, độ méo của âm thanh, chính vì thế chế tạo bộ phận này khá phức tạp, đòi hỏi có sự tỉ mỉ.

Nguyên lý hoạt động của amply sẽ là: amply nhận tín hiệu âm thanh đầu vào từ các thiết bị khác truyền tải xuống, sau đó tín hiệu sẽ đi qua bộ lọc để được xử lý ở mức cơ bản, tín hiệu này tiếp tục được đưa đến mạch khuếch đại để tăng cường công suất. Tại đây, các sò công suất trái dấu (cực âm và cực dương) sẽ đẩy nhau để tín hiệu được khuếch đại lên gấp nhiều lần rồi đưa ra loa phát âm thanh.
Vậy bạn đã hiểu được nguyên lý hoạt động của amplifier là gì rồi đó, đơn giản và dễ hiểu mà phải không!
Amply để làm gì? Amply có tác dụng gì?
Vậy tác dụng của amply là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ câu trả lời cho câu hỏi này.
Khuếch đại tín hiệu
Chức năng chính của amply là khuếch đại tín hiệu lên một mức độ phù hợp để đưa ra loa, không có amply thì loa và tai nghe của bạn không thể phát ra âm thanh được. Thực tế, trong các dòng loa bluetooth, điện thoại thông minh, máy tính, tai nghe, laptop,… đều được tích hợp sẵn một chiếc amply bên trong mới có thể truyền tải âm thanh đến tai người nghe, amply trong các thiết bị này có thể được cấu tạo dưới mạch, chip, hay thu nhỏ trong một khuôn mẫu nào đó.

Chức năng khuếch đại ở amply còn được ứng dụng trong các hệ thống âm thanh như:
- Hệ thống âm thanh thông báo: amply khuếch đại tín hiệu từ micro hoặc từ radio và truyền tải tín hiệu đó cho hệ thống loa phát ra âm thanh. Công suất, trở kháng của amply phải phù hợp với công suất, trở kháng của loa để âm thanh không bị biến dạng, âm lượng đủ lớn, động bền bỉ và có thể truyền tải với đường truyền xa.
- Thiết bị âm thanh karaoke: trong trường hợp này, amply có tác dụng khuếch đại, lọc tạp âm từ âm thanh của micro để tiếng hát được hay hơn. Đồng thời, cung cấp thêm các hiệu ứng như reverb, echo, delay, repeat, tăng cường âm sắc, căn chỉnh âm lượng để âm thanh mượt mà, trong trẻo hơn.
- Thiết bị âm thanh sân khấu: amply trong hệ thống âm thanh này chỉ đảm nhận nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu cho dàn loa hoạt động chứ không can thiệp vào căn chỉnh âm sắc, hiệu ứng.
Điều chỉnh âm thanh
Các dòng amply hiện nay hầu hết đều được trang bị bộ điều khiển âm thanh để điều chỉnh các thông số như tăng cường âm bass/mid/treble, điều chỉnh độ rộng của dải tần số, lọc âm để âm thanh phát ra có độ dày, mượt mà và truyền cảm hơn.
Phân tần
Một số dòng amply cao cấp được tích hợp thêm mạch phân tần bên trong để phân chia dải tần số của tín hiệu, đưa cái dải âm đến đúng loa tương ứng (ví dụ, dải âm bass đến đúng loa sub). Tính năng này tuy chưa được phát triển nhiều nhưng vẫn mang đến những hiệu quả tốt.
Cung cấp nguồn điện
Một trong số những chức năng chính của loa nữa là gì? Chính là khả năng cấp nguồn điện cho dàn loa hoạt động. Amply sẽ tiếp nhận nguồn điện chính, sau đó sử dụng nguồn điện này để tiếp nhận, khuếch đại tín hiệu ra loa. Loa tiếp nhận tín hiệu âm thanh và tín hiệu điện, phát ra âm thanh đến tai người nghe.

Vậy với nội dung trên bạn đã biết amply để làm gì, tác dụng mà amply mang lại là gì hay chưa!
Amply có mấy loại?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều amply, phân loại amply tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của chúng. Dưới đây là cách phân loại những dòng amply thường dùng nhất:
Phân loại amply theo số kênh
Đầu tiên, bạn có thể dựa theo số lượng kênh mà amply điều khiển để phân loại và xếp chúng vào các danh mục của riêng mình. Trên thị trường hiện nay, amply thường có 2 kênh hoặc 4 kênh.
- Amply 2 kênh: bộ khuếch đại có 2 kênh tín hiệu, đây là dòng được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống âm thanh gia đình.
- Amply 4 kênh: cũng giống như amply 2 kênh, loại 4 kênh này có 4 kênh tín hiệu đầu ra, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nâng cao một chút và có sự cải thiện về chất lượng âm thanh.

Câu hỏi “amply 2 kênh là gì, amply 4 kênh là gì” đã được giải đáp xong!
Phân loại theo cấu hình và chức năng
Amplifier được phân loại theo cấu hình và chức năng là gì? Dưới đây là các dòng amply được phân loại theo cấu hình và chức năng sử dụng:
- Pre amplifier (amply tiền khuếch đại): có chức năng nhận và xử lý để gia tăng các tín hiệu âm thanh nhỏ, yếu từ nguồn như đầu CD, đầu phono, máy nghe nhạc. Nó có thể điều chỉnh âm lượng, tinh chỉnh tần số, điều chỉnh hiệu ứng nhưng không có chức năng khuếch đại. Tín hiệu âm thanh lớn hơn từ amply tiền khuếch đại sẽ được gửi tới amply để khuếch đại ra loa.
- Amply công suất (power amplifier): nhận các tín hiệu âm thanh vừa từ pre amplifier hoặc tiếp nhận trực tiếp từ nguồn âm đầu vào để khuếch đại tín hiệu lên một mức cao nhất và đưa ra loa. Amply công suất sẽ có chức năng chính là khuếch đại âm thanh để truyền tải đến người nghe.
- Amply tích hợp (Intergrated amplifier): tích hợp chức năng của pre amplifie và cả power amplifier, tự xử lý các tín hiệu nhỏ, yếu và khuếch đại tín hiệu đó để đưa ra loa. Nếu sử dụng amply tích hợp trong dàn âm thanh, bạn sẽ không cần tách biệt 2 thiết bị riêng biệt nữa.
- Amply tích hợp đối xứng (Dual mono amply): đây là một dạng amply tích hợp, cóp kết cấu đối xứng gồm 2 kênh trái và phải độc lập. Cấu tạo của từng kênh không liên quan đến nhau, nhưng cấu trúc thì hoàn toàn giống.
- Amply khối tách biệt (Monoblock amply): đây là một dòng nâng cấp của amply tích hợp đối xứng, cũng với 2 kênh độc lập, nhưng 2 kênh này được tách thành 2 vỏ máy gắn liền với nhau, chính vì thế kích thước của dòng sản phẩm này khá cồng kềnh và hơi chiếm diện tích một chút.

Phân loại theo công nghệ sử dụng
Amplifier được sản xuất dựa trên nhiều công nghệ khác nhau, chẳng hạn như:
- Amply sử dụng công nghệ khuếch đại bán dẫn (transistor): sử dụng các thành phần bán dẫn như transistor hoặc FET để tăng cường tín hiệu âm thanh, ưu điểm là độ bền tốt, âm thanh rõ ràng, chi tiết.
- Amply sử dụng công nghệ khuếch đại bóng đèn điện tử (tub): hay còn gọi là amplifier đèn, dựa vào nguyên lý hoạt động của các ống đèn để khuếch đại tín hiệu. Âm thanh được tạo ra từ thiết bị này có độ tươi mới và ấm áp, chất âm tự nhiên, sắc nét, tuy nhiên giá thành sản phẩm khá cao, tuổi thọ cũng chưa thể bằng các dòng amply khác.
- Amply sử dụng công nghệ khuếch đại kỹ thuật số (digital): khuếch đại tín hiệu âm thanh bằng cách sử dụng các mạch điện tử và xử lý số thay vì kỹ thuật analog truyền thống. Tín hiệu âm thanh mà amply nhận được sẽ được chuyển đổi thành dạng dữ liệu số, và được khuếch đại bởi các thuật toán số học. Sản phẩm này có giá thành cao, nhưng có thể can thiệp sâu vào cái dải tần số để căn chỉnh hiệu ứng, lọc tạp âm, tăng cường âm sắc, âm thanh đầu ra có chất lượng tốt nhất.
- Amply sử dụng công nghệ khuếch đại lai: mạch khuếch đại tích hợp tính năng của cả 3 dòng amply đèn, bán dẫn và kỹ thuật

Phân loại theo chế độ hoạt động
Ở thông số kỹ thuật của amply chúng ta thường thấy các ký hiệu class A,B,C,D… Đó là cách gọi theo chế độ hoạt động tuỳ vào thiết kế mạch khuếch đại tích hợp. Phân loại amplifier theo chế độ hoạt động sẽ có các dòng amply như:
- Amply class A: mang tới hiệu suất hoạt động khoảng 20%, 80% còn lại được chuyển hoá thành nhiệt nên amply class A hoạt động được một thời gian sẽ bị nóng máy, nhưng chất lượng âm thanh của dòng sản phẩm này khá tốt, độ méo tiếng được đo lường dưới con số gần như tuyệt đối, âm thanh trong trẻo, tự nhiên.
- Amply class B: hiệu suất hoạt động 80%, 20% được chuyển hoá thành nhiệt nên hoạt động trong thời gian dài sẽ ít bị nóng, ngược lại thì âm thanh có độ méo tiếng cao và chưa thực sự tốt.
- Amply class AB: là dòng amply được kết hợp giữa dòng class A và class B, hiệu suất hoạt động khoảng 60%, và độ méo tiếng nhỏ hơn amply class B nhưng chưa bằng được class A, chủ yếu sử dụng để khuếch đại âm thanh ở tần số thấp.
- Amply class C: là phiên bản cao cấp hơn của amply class AB, sử dụng để khuếch đại các tín hiệu âm thanh có tần số cao, hiệu suất hoạt động cao, đáp ứng nhiều tiêu chí sử dụng của người dùng.
- Amply class D: dòng amply này mang tới hiệu suất hoạt động lên tới 80%, cực đại có thể đạt 97%, năng lượng điện tiêu phí rất thấp, sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí cho điện năng đó. Tuy nhiên nhược điểm của amply class D là chỉ nên khuếch đại âm trầm, nếu âm thanh ở tần số quá cao sẽ có hiện tượng méo tiếng vì khả năng giới hạn của băng thông.

Thông số kỹ thuật của amply
Để hiểu được chi tiết cách thức vận hành cũng như tác dụng của amply là gì, dưới đây ITC Audio sẽ giải thích cho quý khách hàng biết được các thông số kỹ thuật quan trọng của amply nhé:

Công suất (power): là mức công suất âm thanh mà amply truyền tới loa. Công suất ở amply thường được chia thành 2 loại, là công suất RMS và công suất cực đại, trong đó công suất RMS được hiểu là công suất hoạt động trung bình, là công suất liên tục mà amply có thể cung cấp ra loa, còn công suất cực đại là mức công suất lớn nhất amply có thể đạt được trong một thời gian ngắn.
Đáp ứng tần số (Frequency Response): là dải tần âm thanh mà amplifier có thể tái tạo được, đơn vị biểu thị là Hz (Hertz). Dải tần số được xác định bởi 2 giá trị (giá trị đầu và giá trị cuối), ví dụ dải tần đáp ứng 20Hz-20kHz thì tần số thấp nhất mà amply có thể tái tạo là 20Hz, và cao nhất là 20.000Hz.
Độ lợi công suất (Gain): khả năng khuếch đại tín hiệu âm thanh của amply lớn đến mức nào.
Tỷ lệ méo (Distortion Ratio): chỉ số đo lường mức độ méo của âm thanh được tạo ra bởi amply, biểu thị dưới dạng phần trăm (%). Tỷ lệ méo càng thấp thì chất lượng âm thanh càng tốt.
Hiệu suất (Efficiency): khả năng đưa ra công suất so với công suất âm thanh đầu vào của amply.
Trở kháng đầu ra (Output Impedance): khả năng tương ứng mà amply cung cấp cho loa hoặc thiết bị đầu ra khác. Trở kháng đặc biệt quan trọng vì nó liên quan đến khả năng tương thích và khoảng cách truyền tải tín hiệu của amply. Thông số trở kháng của amply được biểu thị bằng ohm (Ω).
Giới thiệu về các nút ký hiệu trên amply
Vậy các nút ký hiệu trên amplifier mang ý nghĩa gì? Nếu để ý, chúng ta có thể thấy mặt trước và mặt sau của amply có khá nhiều cổng kết nối, các núm xoay vặn và các ký hiệu khác nhau. Cùng đi tìm hiểu ý nghĩa của các ký hiệu này là gì nhé.
Ở kênh micro gồm có các nút ký hiệu sau:
- Mic: lỗ cắm micro.
- Gain: dùng để tăng, giảm độ lớn của tín hiệu âm thanh, để tín hiệu vào micro được ổn định.
- Vol: âm lượng của micro.
- Bal: sự cân bằng tín hiệu âm thanh giữa kênh trái và kênh phải.
- Echo: độ lớn nhỏ của hiệu ứng echo (tiếng vang).
- Lo: dải âm low (âm trầm) của micro.
- Mid: dải âm trung của micro.
- Hi: dải âm high (âm treble) của micro.
Phần điều chỉnh Echo, các ký hiệu có ý nghĩa:
- Select: bạn có thể chọn âm thanh phát ra theo dạng mono hay stereo.
- Vol: âm lượng của echo (tiếng vang).
- Dly: tốc độ của tiếng vang.
- Lo: âm bass của tiếng vang.
- Mid: âm trung của tiếng vang.
- Hi: âm treble của tiếng vang.
Ý nghĩa của nút, ký hiệu ở kênh nhạc:
- Mode: chọn nguồn âm thanh để phát.
- 3S: hiệu ứng âm thanh vòm 3D.
- Vol: âm lượng của nhạc.
- Bal: cân bằng âm lượng cho am thanh đầu ra.
- Hi: âm treble của nhạc.
- Mid: âm trung của nhạc.
- Lo: âm bass của nhạc.

Ý nghĩa của các nút điều chỉnh toàn bộ hệ thống:
- Vol: điều chỉnh âm lượng lớn/nhỏ của âm thanh phát ra.
- Hi: điều chỉnh âm cao.
- Mid: điều chỉnh lời ca, giọng nói.
- Lo: điều chỉnh âm thấp.
- VFD: hiển thị đèn theo mức độ phát âm thanh.
- Kênh A-B: bật/tắt đường tiếng A, B
- Power: bật tắt nguồn điện.
- Equalizer Reset: chế độ điều chỉnh cho âm thanh êm, sâu, ấm và mượt hơn.
Tuỳ thuộc vào thể loại âm nhạc, diện tích không gian, số lượng người nghe, sở thích cá nhân để người dùng điều chỉnh các nút ký hiệu trên thiết bị của mình cho phù hợp.
Kinh nghiệm chọn mua amply cho hệ thống âm thanh
Tuy đã được giải thích cặn kẽ amply là gì, cùng những chức năng, cộng dụng mà amplifier mang đến cho hệ thống âm thanh, nhưng một số khách hàng vẫn chưa biết cách để lựa chọn ra được amply phù hợp cho mình. Dưới đây là một số gợi ý, bạn có thể tham khảo áp dụng cho quá trình lựa chọn của mình nhé:
- Kiểm tra hình thức bên ngoài của amply (độ trầy xước, các núm chức năng chị rớt ra bên ngoài không, có được gắn các tem bảo hành, tem niêm phong không,…).
- Chọn amply có công suất lớn hơn tổng công suất của tất cả các loa kết nối với amply cộng lại, để đảm bảo khả năng hoạt động bền bỉ và an toàn cho tất cả các thiết bị.
- Test chất âm khi kết nối loa với amply: chọn các bản nhạc có nhiều tiếng bass để test độ mạnh của amply, nếu tiếng bass bị rền, cảm giác nặng và chậm thì amply chưa đủ năng lượng để cung cấp tín hiệu cho dàn loa hoạt động.
- Test độ căng của amply: test độ căng của amply bằng cách xem lại tốc độ và chiều sâu của giai điệu lên khi tăng âm lượng dần lên mức cao hơn.

Lưu ý để sử dụng amply cho hiệu quả nhất
Sau khi đã lựa chọn ra được amply phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, người dùng nên lưu ý những điều sau để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị:
- Khi kết nối amplifier với các thiết bị âm thanh khác, cần phải đảm bảo khoảng cách và mối ghép chắc chắn nhất. Trong quá trình loa đang phát âm thanh, không nên dịch chuyển amply sang một vị trí khác, sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng âm phát ra.
- Khi kết nối các jack của loa với các cổng trên amply tuyệt đối không được để jack loa chạm vào nhau, như thế sẽ mạch kết nối sẽ bị ngắt và lâu dài amply bị hư hại.
- Không nên kết nối quá nhiều loa với 1 amply.
- Cần ngắt nguồn điện vào amply trước khi kết nối với các thiết bị khác để đảm bảo an toàn và hạn chế các tiếng “bụp” ra loa.
- Chú ý khoảng cách giữa các thiết bị, nên để cách nhau từ 5-10cm để tản nhiệt có hiệu quả hơn trong quá trình sử dụng.
- Hạn chế sử dụng amply với mức công suất cao trong thời gian dài liên tiếp, như thế khó đảm bảo được độ bền và chất lượng âm thanh cũng như hiệu suất của thiết bị.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà chúng tôi chắt lọc gửi tới quý khách hàng để giúp bạn hiểu rõ được amply là gì, tác dụng của amply là gì cùng toàn bộ ý nghĩa của các nút ký hiệu trên amplifier để làm gì. Quả thật, sử dụng amply đúng mục đích, đúng cách, đúng với thiết kế âm học của nó sẽ mang đến những âm thanh tuyệt vời, đồng thời khả năng hoạt động bền bỉ của thiết bị sẽ được kéo dài thật lâu về sau.
Đừng quên, tại hệ thống showroom của chúng tôi đang diễn ra rất nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại về các dòng amply. Bạn hãy nhấc máy lên và gọi trực tiếp đến số hotline trên website để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn nhé. Kính chúc quý khách sớm tìm mua được sản phẩm ưng ý.
VD Group phân phối độc quyền các sản phẩm thương hiệu ITC tại Việt Nam cung cấp các giải pháp âm thanh cho hội trường, phòng họp, nhà hàng, quán cafe, trường học, bệnh viện, chung cư…
Sản phẩm ITC đa dạng cung cấp đủ cho các giải pháp âm thanh như: Loa, Amply, Mixer, Cục đẩy công suất, các thiết bị âm thanh chuyên dụng…