Một chiếc loa tốt, âm thanh sống động sẽ mang đến những trải nghiệm thư giãn, thú vị cho người nghe. Trong đó, công suất loa là một thông số kỹ thuật vô cùng quan trọng để người dùng dựa vào đó, chọn ra cho mình những chiếc loa ưng ý, phù hợp nhất. Vậy bạn đã biết công suất loa là gì hay chưa, cách lựa chọn công suất loa phù hợp không gian ra sao, thì bài viết dưới đây, ITC Audio sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật các kiến thức liên quan đến công suất loa nhé.
Tìm hiểu về công suất loa
Dưới đây, là một số thông tin cơ bản nhất để giải thích cho các bạn “công suất loa là gì”.
Công suất loa là gì? Phân loại công suất loa
Vậy công suất loa là gì? Công suất loa là một thông số kỹ thuật đùng để đo lường độ lớn âm thanh mà loa xuất ra, công suất loa được đo bằng đơn vị watt (W), loa có thể có công suất từ vài watt đến vài nghìn watt.

Công suất của loa gồm 2 loại là công suất trung bình (RMS) và công suất cực đại (PMPO). Vậy công suất RMS là gì, công suất PMPO là gì?
- Công suất trung bình RMS là công suất mà loa có thể phát được liên tục trong thời gian dài, công suất này không làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và không gây hỏng hóc thiết bị. Đây là chỉ số quan trọng để người dùng căn cứ vào đó chọn ra dòng loa phù hợp nhất cho mình.
- Công suất cực đại PMPO là công suất tối đa mà loa có thể phát ra âm thanh trong một khoảng thời gian ngắn, công suất tối đa cao hơn công suất định mức (RMS), nếu để loa hoạt động với công suất cực đại trong khoảng thời gian sẽ rất dễ bị cháy loa, người dùng nên lưu ý khi sử dụng để đảm bản an toàn cho chính mình và cho cả thiết bị.

Vậy với câu trả lời trên, bạn không những biết được công suất loa là gì mà còn nhận biệt được công suất PMPO cực đại và công suất RMS định mức là gì rồi đó.
Cách tính công suất loa như thế nào?
Cách tính công suất loa sẽ liên quan đến kiến thức vật lý một chút, nhưng đừng lo, phần tính toán này khá dễ dàng, bất cứ ai cũng có thể làm được. Công suất loa liên quan đến điện trở (R) và điện áp xoay chiều (U) của dòng điện, công thức tính sẽ là:
P (công suất) = U*U/R

Hay nói cách khác, công suất của loa sẽ là tích của của điện áp xoay chiều và cường độ dòng điện chạy qua và sau đó chia cho trở kháng. Tuy nhiên, tín hiệu và cường độ âm thanh có sự thay đổi liên tục nên cách tính này có sai số khá lớn, bạn chỉ nên tham khảo để biết áng chừng được mức công suất của loa.
Để biết được công suất chính xác của loa là bao nhiêu, người ta thường sử dụng các thiết bị tối tân, hiện đại như máy tạo sóng âm tần, điện trở mẫu, voltmetre điện tử,…
Có phải công suất loa càng lớn thì âm thanh càng to?
Bên cạnh việc giải thích khái niệm “công suất loa là gì” thì câu hỏi “công suất loa càng lớn thì âm thanh càng to đúng không” cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Giả thiết này chỉ đúng một phần, không phải cứ công suất càng lớn thì loa lại càng to.
Như cách tính công suất loa ở bên trên cho thấy, công suất phụ thuộc vào trở kháng và điện áp, công suất loa chỉ đo lường khả năng phát ra âm thanh mà loa có thể đạt được, âm lượng cuối cùng phụ thuộc vào cường độ âm thanh và độ nhạy của chúng.

Cùng so sánh âm thanh của 2 loa có công suất bằng nhau, nhưng loa A có độ nhạy 90dB, loa B có độ nhạy 85dB, vặn âm lượng cùng một mức, khoảng cách và vị trí đối xứng, nhưng chúng ta sẽ cảm nhận rõ âm thanh từ loa A lớn hơn âm thanh được phát ra từ loa B.
Vậy “công suất loa càng lớn thì kích thước loa càng lớn đúng không?” Xoay quanh các câu hỏi như thế này, thường sẽ không có câu trả lời chính xác tuyệt đối, công suất loa không có mối liên hệ với kích thước của loa, công suất đo lường mức độ âm thanh phát ra, trong khi kích thước liên quan đến thiết kế vật lý của nó. Người dùng nên hiểu đúng bản chất của từng nhận định để khi đưa ra được đánh giá đúng đắn về sản phẩm.
Công suất loa càng lớn thì âm thanh từ loa càng hay?
Khẳng định công suất loa càng lớn thì âm thanh càng hay là không chính xác. Công suất chỉ đo lường mức độ âm thanh chứ không quyết định đến chất lượng âm thanh. Chính vì vậy, khi đưa ra so sánh về độ hay của âm thanh, chúng ta không nên quan tâm quá nhiều đến công suất, mà chỉ nên chú trọng về dải tần đáp ứng và độ méo tiếng, cùng một số thông số có liên quan.
Công suất của loa phải tương thích với công suất của amply
Trong trường hợp loa của bạn là một chiếc loa passtive, không được tích hợp mạch khuếch đại thì chúng cần phải có amply đi kèm để phát ra âm thanh. Vậy công suất của loa phải có sự tương thích với công suất với amply để đảm bảo tất cả các thiết bị được hoạt động bền bỉ, an toàn và chất lượng âm thanh không bị méo mó, biến dạng.
Nguyên lý ghép nối loa với amply cần phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Công suất trung bình của loa <= công suất của amply hoặc cục đẩy. Nếu kết nối 1 amply/cục đẩy với nhiều loa khác nhau, thì tổng công suất RMS của tất cả các loa phải <= công suất của amply/cục đẩy đó.
- Trở kháng của loa >= trở kháng của amply/cục đẩy.

Ví dụ, nếu bạn đang sở hữu một chiếc loa passtive với công suất là 100W, trở kháng 8Ω, thì amply/cục đẩy phải có công suất 150W ở trở kháng 4-8Ω mới đảm bảo được khả năng hoạt động bền bỉ.
Không đáp ứng được 2 điều kiện trên, âm thanh sẽ bị biến dạng, méo mó, loa hoạt động đến một thời điểm nào đó sẽ bị cháy chập, dừng hoạt động. Công suất loa khi kết nối đặc biệt quan trọng, là yếu tố quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần để tâm.
Mẹo chọn công suất loa phù hợp với diện tích của căn phòng
Công suất loa thể độ lớn của âm thanh phát ra, vì vậy khi chọn mua loa, người dùng cần xem xét diện tích không gian sử dụng là bao nhiêu để chọn ra mức công suất tương ứng. Dưới đây là một số gợi ý về công suất loa khi lắp đặt:
Với không gian có diện tích 10-15m2
Không gian nhỏ khoảng 10-15m2, bạn nên chọn những loa có công suất nhỏ. Với diện tích này cho một phòng karaoke, người dùng có thể cân nhắc lựa chọn ra những chiếc loa có công suất RMS trong khoảng 50-100W để đáp ứng nhu cầu ca hát giải trí, nghe nhạc mạnh, xem phim bom tấn,…

Với công gian khoảng 20m2
Với những văn phòng rộng 20m2, loa có công suất 150W-200W sẽ hợp lý hơn cả, âm thanh sống động, chi tiết, mạnh mẽ sẽ mang đến những trải nghiệm tốt cho người nghe, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng khi cần thiết.
Với không gian 20-30m2
Lắp đặt dàn karaoke gia đình hoặc phòng karaoke chuyên nghiệp tại các địa điểm kinh doanh giải trí KTV thường sử dụng không gian có diện tích 20-30m2. Thì ở đây, những chiếc loa công suất 250W-300W sẽ là lựa chọn hợp lý nhất để mang đến âm thanh khoẻ khoắn, khả năng phát thanh bền bỉ, bao phủ đều khắp không gian, giúp khách hàng thư giãn giải trí cực đã.
Với không gian có diện tích khoảng 50m2
Trong không gian rộng rãi khoảng 50m2, những chiếc loa công suất trên 300W sẽ được ưu tiên lựa chọn để người dùng tha hồ tận hưởng đam mê ca hát, hoặc bạn cũng có thể kết hợp nhiều loa với nhau để tạo nên một không gian sống động, tươi mới, sự cộng hưởng âm sẽ mang đến những giai điệu tuyệt vời, cân được mọi dòng nhạc.

Cách tăng công suất của loa
Để tăng công suất của loa, chúng ta cần phải can thiệp vào cấu tạo, vi mạch, các chíp điện tử và hệ thống củ loa, điều này chỉ được thực hiện bởi các kỹ sư âm thanh hoặc những ai thực sự am hiểu và có kiến thức về nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong bộ dàn. Một giải pháp an toàn khi người dùng muốn tăng công suất của loa là chúng ta có thể mua một chiếc loa có công suất lớn hơn và độ nhạy cao hơn.

Lưu ý khi kết hợp loa với amply hoặc cục đẩy, thì công suất của thiết bị khuếch đại cao hơn nhiều so với loa sẽ mang đến âm thanh mượt, êm ái và sống động hơn thiết bị khuếch đại có công suất bằng với loa.
Hy vọng, những thông tin chia sẻ về chủ đề “công suất loa là gì” sẽ giúp ích cho khách hàng trong quá trình lựa chọn, tìm kiếm và đưa ra quyết định mua cho mình dòng loa tốt nhất. Kính chúc quý khách sớm tìm mua được sản phẩm ưng ý.
VD Group phân phối độc quyền các sản phẩm thương hiệu ITC tại Việt Nam cung cấp các giải pháp âm thanh cho hội trường, phòng họp, nhà hàng, quán cafe, trường học, bệnh viện, chung cư…
Sản phẩm ITC đa dạng cung cấp đủ cho các giải pháp âm thanh như: Loa, Amply, Mixer, Cục đẩy công suất, các thiết bị âm thanh chuyên dụng…