Nếu đã tìm hiểu về lĩnh vực âm thanh thì chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với cụm từ RMS rồi phải không. Thuật ngữ này khá chuyên ngành nhưng cũng rất dễ hiểu, được dùng để chỉ mức công suất trung bình mà các thiết bị âm thanh có thể hoạt động được trong thời gian dài mà không làm suy hao hiệu suất và không ảnh hưởng đến tuổi thọ của chính nó. Vậy để hiểu được chính xác “công suất RMS là gì” và ý nghĩa của thông số này trên các thiết bị, chúng ta cùng đi vào nội dung bài viết dưới đây nhé.

Công suất RMS là gì?
Vậy công suất RMS là gì? Công suất RMS (Root Mean Square) trong lĩnh vực âm thanh là một thông số sử dụng để đo lường công suất thực hay công suất trung bình của một thiết bị âm thanh như loa, amply, cục đẩy công suất.
Công suất RMS là mức công suất mà các thiết bị trên có thể hoạt động và xử lý âm thanh bền bỉ trong nhiều giờ liên tục, mà không làm suy giảm tín hiệu, nếu bạn sử dụng công suất RMS làm mức hoạt động ưu tiên cho các thiết bị thì tuổi thọ của loa và amply sẽ được kéo dài đáng kể, RMS cũng mà mức đảm bảo để các thiết bị âm thanh hoạt động ổn định và không bị quá tải. Đây là thông số quan trọng nhất khi kết nối giữa loa và thiết bị khuếch đại, cũng là yếu tố chủ chốt để người dùng căn cứ vào đó lựa chọn ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Root Mean Square dịch sang tiếng Việt còn có nghĩa là bình phương trung bình gốc, tương tự, công suất RMS tính toán giá trị trung bình của bình phương tín hiệu âm thanh trong một khoảng thời gian nhất định. Với dòng điện xoay chiều, công thức tính công suất RMS hiệu dụng P sẽ là:
P=I²*R hoặc P=U²/R
Trong đó, I là cường độ dòng điện, U là hiệu điện thế, R là điện trở.
Ví dụ, nếu một loa có công suất RMS là 50W, công suất tối đa của nó là 150W có nghĩa là công suất hoạt động trung bình của chiếc loa này chỉ có 50W thôi, ở mức 50W này, nó có thể phát ra âm thanh trong 10h đồng hồ liên tiếp không ngừng nghỉ và chất lượng âm thanh không hề bị suy giảm. Còn công suất 150W chỉ phát được trong thời gian ngắn.

Vậy với phần thông tin và ví dụ trực quan trên, bạn đã hiểu được công suất RMS là gì hay chưa!
Công suất RMS trên loa và amply là gì?
Nếu đã hiểu về công suất RMS là gì, thì nghiễm nhiên bạn cũng sẽ biết được công suất RMS trên các thiết bị âm thanh thôi. Công suất RMS trên loa là chỉ số để đo lường mức độ xử lý và phát ra âm thanh của loa trong điều kiện bình thường, với mức công suất này, loa có thể hoạt động trong thời gian dài liên tiếp mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng xử lý tín hiệu và không gây ra sự biến dạng nào.

Còn công suất RMS trên amply là gì? Là mức công suất trung bình của amply, là chỉ số đo lường mức độ khuếch đại tín hiệu mà amply có thể làm được trong điều kiện bình thường, liên tiếp trong nhiều giờ đồng hồ mà không gây biến đổi tín hiệu và hỏng hóc.
Ý nghĩa của công suất RMS trong việc lựa chọn các thiết bị âm thanh
Chúng ta đều biết công suất RMS luôn là yếu tố được lưu tâm hàng đầu để chúng ta lựa chọn ra các thiết bị âm thanh phù hợp. Vậy ý nghĩa của công suất RMS trên các thiết bị này là gì, tại sao lại quan trọng đến vậy? Hẳn, phải kể đến:
- Công suất RMS quyết định đến mức độ hoạt động của hệ thống, đến cường độ của âm thanh đầu ra.
- Công suất RMS đảm bảo khả năng hoạt động bền bỉ, ổn định, lâu dài cho thiết bị.
- Là yếu tố quan trọng để đưa ra lựa chọn xem dòng loa đó phù hợp với không gian nào, bao nhiêu mét vuông, số lượng người có mặt trong không gian, đặc điểm hoạt động của hệ thống âm thanh,…
- Hoạt động ở công suất RMS sẽ tránh được các tình trạng nhiễu, rè, vỡ tiếng hay cháy nổ.
- Sự tương thích giữa amply là loa có liên kết chặt chẽ tới công suất RMS, công suất RMS của loa hoặc hệ thống loa phải nhỏ hơn hoặc bằng công suất RMS của amply.

Như vậy, không chỉ quan trọng trong việc lựa chọn thiết bị phù hợp với không gian hoạt động, mà công suất RMS cũng quyết định đến khả năng phối ghép giữa các thiết bị trong hệ thống. Vậy cụ thể, nguyên tắc để lựa chọn công suất RMS cho thiết bị khuếch đại và loa là như thế nào?
Nguyên tắc chọn công suất RMS của amply, cục đẩy khi kết nối với loa
Biết được công suất RMS là gì, thì sẽ biết được cách kết nối các thiết bị, dưới đây là một số nguyên tắc khi ghép nối các thiết bị để mang đến khả năng hoạt động bền bỉ, ổn định nhất:
- Khi lựa chọn amply để kết nối với loa, và cùng ở một mức trở kháng thì nên chọn amply có công suất lớn hơn công suất RMS của loa từ 1,5-2 lần. Nếu không đáp ứng được, thì tối tiểu phải bằng nhau mới có thể đảm bảo truyền tải tín hiệu ổn định, không bị méo mó. Nếu sử dụng amply có công suất nhỏ hơn công suất RMS của loa, thì các thiết bị có thể cháy, nổ rất nguy hiểm.
- Khi lựa chọn cục đẩy cũng cần đảm bảo theo nguyên tắc như trên. Rất nhiều trường hợp loa cháy do công suất cục đẩy không đủ để khuếch đại cho các loa trong hệ thống, và ưu tiên chọn những cục đẩy có công suất lớn hơn công suất đỉnh của tổng các loa, để phòng một số trường hợp khắc nghiệt và loa hoạt động vượt mức.
- Các dòng loa thường kết nối với cục đẩy nhất là loa sub, loa array, loa full, bạn cần đặc biệt lưu ý tới thông số này trên các thiết bị.

Vậy nguyên tắc chọn công suất RMS trên thiết bị khuếch đại và loa là gì đã được khai thác triệt để rồi đó.
Ví dụ cụ thể khi chọn thiết bị phù hợp với công suất RMS của loa
Để có được sự nhìn nhận khách quan và áp dụng thực tế khi lựa chọn công suất RMS để ghép nối các thiết bị trong hệ thống, chúng tôi đưa ra ví dụ như sau:
Chiếc loa hội trường của bạn có công suất RMS 600W ở mức trở kháng 8Ω. Khi đó, chọn mua amply hoặc cục đẩy công suất cần đáp ứng yêu cầu sau:
Amply có công suất RMS từ 500W-1000W (ở cùng mức trở kháng 8Ω).
Cục đẩy công suất cũng tương tự, công suất RMS 500W-1000W ở trở kháng 8Ω.

Nếu bạn muốn ghép nối nhiều loa với bộ khuếch đại, thì ước lượng công suất của từng loa và cộng tổng công suất RMS lại, sau đó chọn amply hoặc cục đẩy có công suất RMS lớn mức tổng vừa tính được. Không nên lựa chọn mức công suất của thiết bị khuếch đại quá lớn, không cần thiết hoạt động ở mức công suất đó sẽ gây lãng phí tài chính.
Phân biệt công suất RMS và công suất PMPO
Thông thường ở thông số kỹ thuật của loa sẽ có 2 mức công suất là công suất trung bình và công suất max (đỉnh), và đều có đơn vị là W (watt). Công suất max chính là công suất PMPO của thiết bị, đây là mức công suất tối đa mà thiết bị có thể xử lý, nhưng khả năng hoạt động ở mức công suất này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, kéo theo độ lệch phase và méo âm rất lớn, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và làm cho loa nhanh hỏng.

Trong một số trường hợp loa còn bị cháy khi vừa chạm đếm công suất PMPO. Người dùng cần hết sức lưu ý khi sử dụng mức công suất này.
Dưới đây là bảng so sánh giữa công suất RMS và PMPO để mọi người có thể phân biệt rõ ý nghĩa của 2 thuật ngữ này:
Đặc điểm | Công suất RMS | Công suất PMPO |
Công suất xử lý | Khả năng xử lý, hoạt động ở mức công suất trung bình liên tục trong khoảng thời gian dài. | Chỉ hoạt động được ở mức công suất tối đa trong thời gian ngắn. |
Giá trị | “Sức mạnh” thực sự của loa, âm thanh tròn trịa, không bị biến đổi. | Được coi là công suất ảo, không có ý nghĩa khi chọn loa và ghép nối với thiết bị khác. |
Hiệu suất | Mang đến âm thanh rõ ràng, chi tiết, đáp ứng nhu cầu của người nghe. | Mạnh mẽ nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không cháy loa thì cũng bị ảnh hưởng đến màng loa và suy giảm tuổi thọ. |
Một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về công suất RMS
Ngoài câu hỏi “công suất RMS là gì“, thì chúng tôi còn nhận được khá nhiều câu hỏi thú vị xoay quanh RMS nữa, dưới đây là một số ví dụ:
Công suất RMS bao nhiêu thì tốt cho loa?
Nói về mức độ ảnh hưởng của công suất RMS tới chất lượng loa thì sẽ là không có ảnh hưởng. Bởi thực chất công suất RMS là ngưỡng hoạt động an toàn nhất của loa rồi. Các yếu tố ảnh hưởng đến loa bạn có thể nghiên cứu thêm về dây kết nối và độ ẩm không khí.
Công suất RMS càng lớn, thì chất lượng âm thanh càng tốt?
Chất lượng không thanh không phụ thuộc quá nhiều vào độ lớn của loa, mà chủ yếu bị ảnh hưởng bởi dải tần số và độ méo tiếng. Công suất RMS lớn hơn, âm thanh sẽ lớn hơn và rõ ràng hơn, nhưng không có nghĩa là nó có thể tạo ra các tiếng bass sâu và giảm độ méo tiếng. Bạn đọc cần nhớ rằng, nếu tự ý tăng RMS sẽ tạo ra sự thay đổi về chất lượng âm thanh đó.

Loa và cục đẩy có công suất RMS cao hơn thì sẽ tốt hơn đúng không?
Với câu hỏi này thì bạn đã hiểu khá sâu về RMS rồi đó. Công suất RMS cao hơn có nghĩa là độ lớn của âm thanh cũng sẽ to hơn vì loa và amply có thể lấy nhiều công suất tín hiệu hơn trong thời gian dài. Tuy nhiên, để so sánh độ lớn của âm thanh giữa 2 thiết bị có cùng công suất chúng ta cần so sánh cả củ loa và độ nhạy loa nữa, nên nhận định cho câu trả lời trên chỉ đúng, chứ chưa đủ.
Trên đây là nội dung về chủ đề “công suất RMS là gì” và cách chọn mức công suất RMS khi ghi ghép nối loa với amply và cục đẩy. Mong rằng những thông tin đó sẽ cung cấp cho quý khách nhiều kiến thức và am hiểu hơn về lĩnh vực âm thanh và dễ dàng lựa chọn ra thiết bị phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân.
Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm thật nhiều những thông tin bổ ích nữa nhé. ITC Audio kính chúc quý khách có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng và phấn khởi.
VD Group phân phối độc quyền các sản phẩm thương hiệu ITC tại Việt Nam cung cấp các giải pháp âm thanh cho hội trường, phòng họp, nhà hàng, quán cafe, trường học, bệnh viện, chung cư…
Sản phẩm ITC đa dạng cung cấp đủ cho các giải pháp âm thanh như: Loa, Amply, Mixer, Cục đẩy công suất, các thiết bị âm thanh chuyên dụng…