Cục đẩy công suất là thiết bị quen thuộc với người dùng, được ứng dụng trong các hệ thống âm thanh karaoke gia đình hay các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, quy mô lớn như âm thanh hội trường, sân khấu, quán bar. Với chức năng chính là khuếch đại tín hiệu cho hệ thống loa hoạt động, cục đẩy ngày càng trở nên phổ biến và thân thuộc với bất cứ ai. Vậy để biết được, cục đẩy là gì, cục đẩy và amply khác nhau như thế nào, tác dụng của cục đẩy công suất và khi nào thì nên sử dụng thiết bị này, cùng ITC Audio đi vào nội dung bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hơn nhé.

Tìm hiểu cục đẩy công suất là gì?
Cục đẩy công suất, cục đẩy 2 kênh, 3 kênh là những cái tên khá quen thuộc với người dùng trên thị trường, vậy để hiểu được cục đẩy là gì, chúng ta sẽ đi bóc tách từng ý nhỏ, sau đó sâu chuỗi và tổng hợp lại kiến thức để hiểu rõ và chi tiết hơn về thiết bị này.
Định nghĩa cục đẩy là gì?
Cục đẩy công suất hay cục đẩy âm thanh là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh cho hệ thống loa hoạt động, phát ra âm thanh đến tai người nghe, cục đẩy giúp khuếch đại công suất hay tăng cường tín hiệu âm thanh cho toàn bộ dàn lên mức mong muốn mà người dùng yêu cầu. Ứng dụng phổ biến cho các dàn karaoke gia đình, karaoke chuyên nghiệp, hệ thống âm thanh sân khấu, hội trường, hay tổ chức các sự kiện chuyên nghiệp,…

Cục đẩy công suất còn có các tên gọi khác là cục đẩy, bộ đẩy âm thanh, cục công suất, cục đẩy loa, còn tên tiếng Anh của thiết bị này Main Power, hay một số tên gọi khác nữa là “Department of power push”, tuy nhiên cái tên này không phổ biến bằng Main Power.
Vậy bạn đã hiểu, định nghĩa về cục đẩy công suất là gì hay chưa!
Cục đẩy 2 kênh là gì?
Vậy cục đẩy 2 kênh là gì? Tương tự như cách hiểu về cục đẩy công suất thì cục đẩy 2 kênh là thiết bị khuếch đại công suất có 2 cổng output, mỗi cổng sẽ kết nối với một kênh loa. Mỗi kênh trên cục đẩy này sẽ được hỗ trợ công suất riêng biệt, thường thì mức công suất của từng kênh là bằng nhau.

Cục đẩy 4 kênh là gì?
Thế còn cục đẩy 4 kênh là gì? Cũng giống như cục đẩy 2 kênh, thì đến cục đẩy công suất 4 kênh sẽ có 4 đầu ra cho loa, người dùng có thể sử dụng nhiều loa hoặc ít loa tuỳ vào bối cảnh không gian và nhu cầu, sở thích. Dòng sản phẩm này không phổ biến như dòng 2 kênh, và giá thành cũng đắt hơn nữa.

Vậy với phần giới thiệu về khái niệm từng dòng sản phẩm để minh hoạ cho cục đẩy công suất, bạn đã hiểu hơn về thiết bị này hay chưa?
Tác dụng của cục đẩy công suất
Cục đẩy công suất là thiết bị sử dụng để tăng cường và khuếch đại tín hiệu âm thanh đầu vào cho hệ thống loa tiếp nhận được và phát ra âm thanh mạnh hơn. Dưới đây là một số công dụng của cục đẩy công suất:

- Tăng cường công suất: đây là công dụng chính của thiết bị này, cục đẩy cho phép tăng công suất của tín hiệu âm thanh được đưa vào, nó sẽ sử dụng các thuật toán để đẩy tín hiệu âm thanh đó lên và truyền đến loa, loa sẽ phát ra âm thanh với cường độ và độ lớn rõ ràng.
- Điều chỉnh âm lượng: cục đẩy công suất cung cấp các bộ lọc và cho phép điều chỉnh tín hiệu âm thanh theo nhu cầu sử dụng của người dùng để mang đến âm thanh đầu ra đã qua xử lý độ méo và cân bằng âm sắc giữa các dải tần.
- Bảo vệ loa: một số cục đẩy sẽ có chức năng giới hạn công suất, giúp tránh các hiện tượng quá tải loa hoặc vượt ngưỡng công suất an toàn của loa, đảm bảo tất cả các thiết bị đều hoạt động ổn định, an toàn và không bị thiệt hại gì.
- Phân chia và định hướng âm thanh: một số cục đẩy cao cấp trên thị trường hiện nay được tích hợp thêm tính năng phân chia dải tần và định hướng âm thanh phát ra, cho phép người dùng điều chỉnh chất lượng âm thanh phù hợp với không gian hoạt động. Chẳng hạn như, tín hiệu âm thanh sẽ đi đến các kênh khác nhau (đối với cục đẩy nhiều kênh) và định hướng đến các loa khác nhau (loa sub sẽ tái tạo âm thanh tần số thấp).
- Sử dụng trong các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp: cục đẩy công suất là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp như hội trường, sân khấu, âm thanh quán bar, các chương trình biểu diễn văn nghệ. Nó giúp tăng cường tín hiệu âm thanh lên mức mà các dòng loa công suất lớn có thể tiếp nhận được, đây là yếu tố mà amply chưa thể làm được.
Như vậy, bạn vừa biết được cục đẩy công suất là gì, vừa biết được tác dụng của cục đẩy và ứng dụng của thiết bị rồi đó.
Cấu tạo của cục đẩy công suất
Cấu tạo của một cục đẩy khá đa dạng, bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và tuỳ thuộc vào phân loại sản phẩm sẽ có thêm hoặc bớt đi những phần phù hợp. Nhưng nhìn chung, cấu tạo cơ bản nhất của một cục đẩy công suất sẽ có các phần cơ bản: phần vỏ máy, thân máy, biến áp nguồn, sò công suất, mạch công suất và một số linh kiện khác.

Phần vỏ máy
Phần vỏ máy chính của bộ đẩy âm thanh lớp khung ngoài cùng, bao bọc và bảo vệ toàn bộ các linh kiện, bộ phận còn lại bên trong cục đẩy. Hầu hết vỏ máy ở cục đẩy đều được chế tạo từ kim loại có độ cứng, khả năng chịu ngoại lực tác động để đảm bảo tất cả các linh kiện quan trọng bên trong được bảo vệ tối đa trước tác động từ bên ngoài môi trường. Phần vỏ này sẽ không kín hoàn toàn, nhà sản xuất thường trang bị thêm các lỗ thông hơi hoặc các khe hở để giảm nhiệt và lưu thông luồng không khí trong quá trình thiết bị hoạt động, mang đến khả năng hoạt động bền bỉ và kéo dài tuổi thọ cho cục đẩy.
Dù là cục đẩy liền vang hay cục đẩy karaoke đi nữa, thì phần vỏ máy cũng là yếu tố quyết định đến giá trị thẩm mỹ mà nó mang lại. Nhà sản xuất rất tinh tế trong việc chăm chút ngoại hình cho thiết bị, một lớp sơn bóng bao phủ lấy toàn bộ bề mặt bên ngoài, từng núm chức năng sẽ được chú thích chi tiết để người dùng dễ dàng nhận biết và điều khiển thiết bị. Có thể đánh giá, các kỹ sư âm thanh đang rất nỗ lực cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Thân máy cục đẩy công suất
Thân máy chính là tất cả những gì nằm bên trong vỏ máy, bao gồm các vi mạch, linh kiện, đây cũng là bộ phận quan trọng nhất để cục đẩy công suất hoạt động, cũng chính là yếu tố quyết định đến chất lượng và giá trị của sản phẩm.
Biến áp nguồn
Mạch công suất
Mạch công suất hay còn gọi là mạch khuếch đại, là bộ phận đảm nhận vai trò chính của cục đẩy, dòng mạch này sẽ tiếp nhận tín hiệu âm thanh đầu vào, sau đó khuếch đại tín hiệu, làm cho tín hiệu này mạnh hơn, lên mức mà loa có thể tiếp nhận được. Tuy nhiên, mạch công suất hoạt động được cũng cần đến sự hỗ trợ của các bộ phận còn lại trong cục đẩy công suất.
Sò công suất
Sò công suất trên thiết bị này là các linh kiện điện tử như transistor kết hợp với mạch khuếch đại để khuếch đại tín hiệu và cung cấp công suất cho tín hiệu truyền đi. Công suất cục đẩy tạo ra cũng chịu ảnh hưởng từ thiết bị này, số lượng sò càng lớn thì cục đẩy có công suất càng lớn.
Phân loại cục đẩy công suất
Cục đẩy công suất có nhiều chủng loại, tuỳ vào mục đích sử dụng thiết bị, công nghệ chế tạo, số lượng kênh đầu ra để phân loại thiết bị trên thị trường. Dưới đây cách phân loại phổ biến nhất cho cục đẩy công suất:

- Phân loại cục đẩy theo số kênh: cục đẩy 2 kênh, 3 kênh, 4 kênh.
- Phân loại theo mạch khuếch đại class: class A, B, C, D, AB, I, H,…
- Phân loại theo tình trạng thiết bị: cục đẩy công suất cũ, cục đẩy công suất mới.
- Phân loại mục đích sử dụng: cục đẩy karaoke, cục đẩy cho loa quán bar, cục đẩy cho loa hội trường, sự kiện.
- Phân loại theo tính năng: cục đẩy công suất, cục đẩy liền vang, cục đẩy cho loa full, cục đẩy cho loa siêu trầm,…
Khi nào cần sử dụng cục đẩy công suất?
Chúng ta đều đã biết tác dụng của cục đẩy là gì, thiết bị này tăng cường tín hiệu và cung cấp công suất cho hệ thống loa hoạt động, giúp nâng cao chất lượng âm thanh. Vậy thời điểm nào thích hợp sử dụng cục đẩy? Đối với các dòng loa có độ nhạy, công suất thấp và trở kháng cao như loa thông báo (loa âm trần, loa treo tường) thì bạn chỉ cần sử dụng thiết bị khuếch đại công suất thấp hoặc vừa phải như amply để ghép nối.

Ngược lại, với những dòng loa có độ nhạy, công suất lớn và trở kháng thấp thì cần sử dụng những thiết bị khuếch đại có công suất lớn, trong khi amply ít có thiết bị nào đáp ứng được mức công suất 1500W hoặc 2000W trở lên. Chúng ta cũng có thể tính đến trường hợp sử dụng ghép nối nhiều amply trong một hệ thống, nhưng phương án này không khả thi bởi chi phí đội lên khi tăng số lượng thiết bị là rất lớn. Dưới đây là một số trường hợp chúng ta NÊN sử dụng cục đẩy công suất để đảm bảo sự ổn định của toàn bộ dàn:
Sử dụng trong các hệ thống âm thanh từ vừa đến lớn: cục đẩy sử dụng trong các hệ thống âm thanh có quy mô từ vừa đến lớn như hệ thống âm thanh sân khấu, biểu diễn, các phòng hoà âm, hệ thống âm thanh hội trường, quán bar, hay bất kì một hệ thống âm thanh nào yêu cầu công suất lớn.
Tăng cường công suất cho loa: khi loa không có đủ công suất để phát ra âm thanh lớn thì cục đẩy công suất sẽ giúp tăng cường âm lượng và độ lan toả mạnh mẽ của âm thanh, cục đẩy sẽ cung cấp công suất để đẩy mạnh tín hiệu âm thanh và mang đến âm thanh mạnh mẽ hơn.
Khi cần phục vụ số lượng lớn người nghe: trong các sự kiện lớn có nhiều người như sự kiện hay hội thảo nào đó, âm thanh cần lan toả mạnh mẽ, truyền tải đến tất cả những người có mặt trong không gian thì cục đẩy công suất sẽ có đủ công suất để đáp ứng nhu cầu âm thanh đó.
Khi cần cải thiện chất lượng âm thanh: cục đẩy công suất còn có thể cải thiện chất lượng âm thanh phát ra bằng cách cân bằng âm sắc và giảm sự biến động giữa các dải tần âm thanh, mang đến chất lượng âm thanh mượt mà, ổn định và chi tiết hơn. Một số thiết bị khuếch đại cao cấp còn có thể can thiệp vào các dải tần số, tuy nhiên, khi kết hợp EQ vào bộ dàn sẽ xử lý chức năng này sâu và chuyên nghiệp hơn.
Cách sử dụng cục đẩy công suất hiệu quả
Hiểu được cục đẩy công suất là gì và tác dụng của thiết bị này thì đương nhiên chúng ta cũng sẽ biết được cách sử dụng cục đẩy sao cho hợp lý. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi:

Trước hết, chúng ta cần kết nối cục đẩy công suất với các thiết bị khác trong bộ dàn: các jack cắm phải đúng chiều, đúng vị trí và tuyệt đối không chạm vào nhau. Những điều này bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật khi đặt mua thiết bị để đảm bảo kết nối chính xác nhất có thể.
Khi bật, tắt hay điều chỉnh các thông số trên cục đẩy, người dùng nên để âm lượng ở mức nhỏ và tăng âm lượng một cách từ từ để bảo vệ an toàn cho thính giác và tránh màng loa rung động đột ngột. Đồng thời, các dây jack kết nối chắc chắn sẽ đảm bảo sự ổn định và tránh hiện tượng ù, nhiễu tín hiệu. Và bạn hãy lắng nghe và cân nhắc điều chỉnh lại chất lượng âm thanh để khi bộ dàn đi vào hoạt động chính thức sẽ mang đến chất lượng âm thanh chất lượng nhất, không có hiện tượng méo tiếng xảy ra.
Cài đặt bảo vệ: nếu cục đẩy công suất của bạn được tích hợp các chức năng bảo vệ như giới hạn công suất, bảo vệ quá nhiệt, bảo vệ quá dòng thì bạn nên setup các chương trình này lại một lần nữa để đảm bảo thiết bị được hoạt động đúng với các chức năng mà nó sở hữu.
Sử dụng DSP (Digital Signal Processing): nếu cục đẩy công suất của bạn có tích hợp DSP, hãy tận dụng các tính năng xử lý tín hiệu như điều chỉnh EQ, nén âm thanh, hiệu ứng âm sắc để cải thiện chất lượng âm thanh và mang đến trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời cho người nghe.
Lưu ý khi chọn mua cục đẩy công suất
Để chọn mua được cục đẩy công suất phù hợp với bộ dàn âm thanh của mình, thì quý khách hàng nên cân nhắc đến các yếu tố sau:

Lựa chọn cục đẩy công suất phù hợp với hệ thống loa: cần đảm bảo có sự tương thích giữa công suất và trở kháng của loa với cục đẩy, công suất của tất cả các loa ghép nối với cục đẩy phải nhỏ hơn hoặc bằng công suất cục đẩy.
Vị trí lắp đặt cục đẩy đúng cách: cần đặt cục đẩy công suất ở những vị trí thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc và không tiếp xúc trực tiếp với ánh năng mặt trời, như thế dễ gây hao phí năng lượng và giảm tuổi thọ của thiết bị. Bên cạnh đó, cục đẩy cũng cần cách xa các thiết bị tạo ra tần số như máy tính để giảm thiểu hiện tượng nhiễu sóng.
Kết nối đúng cách: kết nối từ cục đẩy đến loa là mối ghép quan trọng nhất, chính vì thế bạn nên ưu tiên những jack cắm chất lượng tốt để tránh hiện tượng kết nối chập chờn, mất tín hiệu.
Kiểm tra và bảo dưỡng định kì: không chỉ riêng gì cục đẩy công suất, mà tất cả các thiết bị trong hệ thống đều cần được kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng theo chu kì nhất định, tránh tình trạng hỏng hóc, rò rỉ tín hiệu và đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng.
Toàn bộ nội dung bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho quý khách hàng biết được “cục đẩy công suất là gì” và công dụng, những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin đó sẽ giúp cho khách hàng có thêm nhiều thông tin và kiến thức trong lĩnh vực âm thanh hơn.
Và đừng quên, hệ thống showroom của chúng tôi đang có rất nhiều các chương trình ưu đãi dành cho cục đẩy và một số thiết bị âm thanh khác, hãy nhanh tay gọi đến số điện thoại trên hotline để được đội ngũ nhân viên tư vấn chi tiết, cụ thể hơn nhé. ITC Audio kính chúc quý khách sớm tìm mua được sản phẩm ưng ý cho mình.
VD Group phân phối độc quyền các sản phẩm thương hiệu ITC tại Việt Nam cung cấp các giải pháp âm thanh cho hội trường, phòng họp, nhà hàng, quán cafe, trường học, bệnh viện, chung cư…
Sản phẩm ITC đa dạng cung cấp đủ cho các giải pháp âm thanh như: Loa, Amply, Mixer, Cục đẩy công suất, các thiết bị âm thanh chuyên dụng…