Sự phát triển của thế giới ngôn từ là một quá trình liên tục và không ngừng nghỉ. Trong đó thuật ngữ âm thanh hifi hẳn đã từng xuất hiện khá phổ biến khi bạn tìm hiểu đến bất cứ một khía cạnh nào trong lĩnh vực âm thanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu được hifi là gì, khái niệm âm thanh hifi là gì, các dòng loa hifi được sử dụng như thế nào, chúng ta cùng đi vào nội dung bài viết dưới đây để bóc tách từng vấn đề nhé.
Hifi là gì? Âm thanh hifi là gì? Loa hifi là gì?
Trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu “hifi là gì” nhé. Hi-fi là viết tắt của “High – Fidelity” trong tiếng Anh, có nghĩa là độ trung thực cao, được coi như thước đo cho độ chân thật của âm thanh. Hi-fi cũng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực âm thanh theo quy chuẩn quốc tế, thể hiện âm thanh có độ nhiễu (noise) và độ méo (distortion) được giảm thiểu và đáp ứng tần số chính xác.

Âm thanh hifi là âm thanh tái tạo rõ ràng, chi tiết, chân thật, sống động, không bị lẫn tạp âm và không có hiện tượng méo tiếng xảy ra. Chỉ số hifi càng cao thì âm thanh càng hay, càng chân thật và giống với với âm thanh gốc nhất, thông số này thường xuất hiện trên amply và loa, bạn nên để ý khi lựa chọn thiết bị cho mình.
Vậy loa hifi là gì? Loa hifi (High Fidelity Speaker) là những dòng loa được ra đời với mục đích tái tạo những bản nhạc hifi với âm thanh trung thực và chất lượng cao, chất âm chi tiết, tự nhiên, giống với nguồn âm gốc nhất. Dòng loa này được áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nguyên vật liệu cấu thành cao cấp, sở hữu khả năng tách biệt cao giữa các dải tần, người nghe cảm thấy rất “cuốn” là vì đó. Một số dòng loa hifi cao cấp trên thị trường được trang bị công nghệ kết nối không dây bluetooth khá tiện lợi.

Vậy với câu trả lời trên, bạn đã biết được Hi-Fi là gì, âm thanh Hi-Fi và loa hifi là gì rồi đó.
Sự khác biệt giữa Hifi và Hi-End
Bên cạnh Hi-fi thì Hi-End cũng là một thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trong thời đại công nghệ âm thanh phát triển mạnh mẽ. Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hifi và hi end bởi cách phát âm gần giống nhau, đều cùng chỉ một trạng thái của chất lượng âm thanh. Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra điểm khác nhau giữa hifi và hi end để mọi người có thể hạn chế sự nhầm lẫn:
– Hi-fi dùng để đánh giá độ chân thật, sống động của âm thanh.
– Hi-end dùng để nói về chủng loại, giá tiền, thương hiệu, mức độ cao cấp của thiết bị âm thanh

Một thuật ngữ để đo đường, đánh giá chất lượng âm thanh tạo ra (không ngoại trừ phân khúc nào), một cụm từ còn lại để chỉ phân khúc, giá thành, thương hiệu, chất lượng của sản phẩm. Một thiết bị được xếp vào hàng “Hi-End” trước tiên phải có được chất lượng âm thanh Hi-Fi trước đã.
Ưu điểm và nhược điểm của âm thanh Hifi
Giống như bất kì một tính năng, công nghệ nào khác, âm thanh hifi cũng tồn tại đồng thời cả ưu điểm và khuyết điểm.
Ưu điểm của âm thanh Hi-Fi
Âm thanh hifi mang lại những ưu điểm sau:
- Độ trung thực cao: công nghệ âm thanh hifi với đặc trưng là tái tạo âm thanh trung thực và chất lượng cao, mang đến thanh âm với độ chính xác, giữ đúng cường độ và hiệu ứng âm sắc như âm thanh gốc ban đầu.
- Chất lượng âm thanh tốt: các tệp âm thanh hifi có độ chi tiết, sắc nét và trung thực hơn, người nghe có trải nghiệm cảm thụ âm nhạc tốt hơn.
- Độ tách biệt cao: âm thanh hifi có khả năng tách biệt âm ở nhiều dải tần khác nhau, tạo ra sự chi tiết và mang đến không gian sống động.

Nhược điểm của âm thanh hi-fi
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, thì âm thanh hi-fi cũng có một số nhược điểm như sau:
- Tốn nhiều dung lượng lưu trữ: các tệp âm thanh hifi có dung lượng lớn, với số lượng tệp lớn sẽ chiếm nhiều dung lượng trên ổ cứng và bộ nhớ so với những tệp âm thanh chất lượng thấp hơn.
- Yêu cầu không gian tối ưu: để có thể cảm nhận hết được sự chi tiết của âm thanh hifi, yêu cầu không gian thiết kế lắp đặt phải tuân thủ riêng theo những quy chuẩn nhất định để giảm nhiễu và tối ưu hoá trải nghiệm nghe nhạc.
- Ít tương thích với phần mềm nghe nhạc trực tuyến: với những bản nhạc hifi dung lượng lớn, bạn sẽ phải tải xuống những phần mềm chuyên dụng để phát âm thanh ở tần số lấy mẫu và sộ sâu bit dữ liệu cao, các ứng dụng như Spotify và Apple Music chưa hỗ trợ phát các tệp nhạc hifi.

Các loại tệp âm thanh Hi-Fi
Các tệp âm thanh hifi là gì? Hẳn đã quá quen thuộc với chúng ta như MP3, AAC hoặc WAV, ngoài ra âm thanh hifi cũng được xuất hiện dưới một số dạng ít phổ biến hơn AIFF – một định dạng tệp âm thanh nén, phiển bản AAC được phát triển bởi Apple, định dạng này vẫn giữ nguyên chất lượng âm thanh gốc, hỗ trợ nhiều kênh âm thanh khác nhau.

Ngoài ra, âm thanh hifi còn tồn tại dưới một số định dạng khác như FLAC, ALAC (phiên bản phát triển bởi FLAC của Apple), DSD và MQA (chủ yếu được sử dụng trong các hệ thống phát âm thanh cao cấp).
Một số loại tệp âm thanh như MP3 và AAC khi nén có thể bị mất dữ liệu (âm cao quá hay thấp quá có thể sẽ bị mất), tuy nhiên các tệp này khá nhẹ, và âm thanh phát ra không có quá nhiều thay đổi so với âm thanh gốc, nên vẫn được được âm thanh hifi sử dụng (với mức độ không nhiều).

Đặc điểm chung của âm thanh hifi là chúng tốn rất nhiều dung lượng lưu trữ, bạn có thể cân nhắc cài đặt thêm ổ cứng hoặc đẩy chúng lên dịch vụ lưu trữ đám mây để giải phóng dung lượng cho ổ đĩa máy tính và điện thoại của bạn nhẹ nhàng hơn.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến dàn âm thanh hifi
Vậy trước câu hỏi “các yếu tố ảnh hưởng đến dàn âm thanh hifi là gì” thì nội dung dưới đây sẽ cho các bạn biết câu trả lời.
Âm sắc
Trong âm học, âm sắc là màu sắc của âm thanh, là công cụ dùng để đánh giá chất lượng âm thanh hay như thế nào, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người nghe. Âm sắc càng ấm thì âm thanh càng mềm mại, êm ái, ngược lại, âm sắc lạnh sẽ làm cho âm thanh cứng, khô và mất đi sự truyền cảm.

Âm sắc cũng là yếu tố để người nghe có thể nhận biết được đâu là tiếng nhạc cụ, đâu là tiếng giọng hát. Trong mỗi tiếng nhạc, các tiếng Guitar, piano, organ cũng được chỉ điểm rõ ràng. Trên mỗi góc độ vật lý và âm học, âm sắc khác nhau sẽ có cấu trúc và hài hâm khác nhau, giúp người nghe cảm nhận được âm thanh của từng nhạc cụ. Âm thanh và âm sắc càng trung thực, thì mức độ nhận biết của người nghe càng cao.
Mật độ âm thanh
Mật độ âm thanh là thuật ngữ để nói về độ dày hay độ no mọng của âm thanh, tuy nhiên điều này cũng từng vào từng người mới có thể cảm nhận được. Âm thanh đó có thể là độ đặc trong tiếng trầm của đàn cello, tiếng trống goblet hay cường độ mạnh yếu của một số loại trống dập khác.

Mật độ âm thanh cũng bị chi phối và ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như thiết bị có được cung cấp nguồn điện đủ mạnh không, công suất, đáp tuyến tần số, độ nhạy. Mật độ âm thanh là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh Hi-fi.
Tầng âm và trường âm
Tầng âm là gì? Tầng âm (sound stage) hay còn gọi là độ sâu của âm thanh trong không gian, cho ta biết được vị trí và cách bố trí sắp xếp các thiết bị, âm thanh gần nhất phát ra từ thiết bị nào.
Trường âm (sound field) là độ rộng của không gian âm thanh, cho người nghe cảm nhận được động vang của âm thanh, độ rộng hẹp và kiểu kiến trúc của phòng hoà âm.

Tầng âm và trường âm quyết định đến tính chân thật của âm thanh, tầng âm và trường âm khá đa dạng do chúng chịu sự ảnh hưởng từ đáp ứng tần số, đặc tính trường âm, kết cấu không gian. Giả sử 2 dàn âm thanh hifi giống hệt nhau được lắp đặt ở 2 căn phòng có cùng diện tích nhưng kết cấu thiết kế không gian và vị trí đặt thiết bị khác nhau sẽ mang đến tầng âm và trường âm khác nhau, người nghe cũng có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng.
Sự ổn định về không gian của âm thanh
Từ trường âm và tầng âm ta cũng có thể hình dung được mức độ quan trọng của sự ổn định về không gian đến chất lượng âm thanh. Thay đổi vị trí của loa hi-fi, vị trí của nhạc cụ thì đều làm thay đổi tầng âm và trường âm. Do vậy, để âm thanh có hifi cao thì việc duy trì trật tự các thiết bị có trong không gian để âm thanh không bị xáo trộn, thay đổi.
Mức độ phối hợp giữa các nguồn âm
Mức độ phối hợp giữa các nguồn âm là gì? Chúng có ảnh hưởng đến âm thanh hifi không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Một dàn âm thanh Hi-Fi có thể sẽ có rất nhiều nhạc cụ kết hợp với nhau, nếu như không tham khảo và tự ý kết hợp bừa bãi về giai điệu, hiệu ứng âm sắc, âm lượng từ các nhạc cụ sẽ mang đến những âm thanh lộn xộn.

Rất khó hình dung được âm thanh phát ra từ thiết bị nào, giai điệu của chúng ra sao, tiếng violon át tiếng piano, tiếng bass từ trống lấn át cả trường âm. Như thế sự kết hợp hoàn hảo, hợp lý giữa các nguồn âm là yếu tố cơ bản để tạo nên những bản nhạc hifi chất lượng cao.
Độ tương thích của các thiết bị trong dàn âm thanh
Bất kể một hệ thống âm thanh nào cũng thế, đều cần có sự phối hợp ăn ý của các thiết bị trong bộ dàn thì mới có thể đảm bảo hoạt động trơn tru, ổn định và đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của người sử dụng, dàn âm thanh hifi cũng không ngoại lệ. Nếu không có sự kết hợp hài hoà giữa các thiết bị thì tính năng và công dụng của chúng không được phát huy mạnh mẽ, âm thanh phát ra có nhiều tạp âm và những tiếng hú rít, mất đi tính chân thực không đảm bảo chất lượng.
Lưu ý khi xây dựng hệ thống Hi-Fi trong gia đình
Có thể nhiều khách khách hàng đã hiểu âm thanh hifi là gì cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, nhưng những lưu ý quan trọng khi xây dựng hệ thống Hi-Fi trong gia đình thì chưa hẳn đã thực hiện được. Dưới đây chúng tôi xin đặc biệt đưa ra những lưu ý quan trọng như sau:
Đầu tiên cần làm là xác định chi phí đầu tư, khả năng chi trả cho bộ dàn âm thanh này bao nhiêu, bởi đây là yếu tố quyết định đến phân khúc sản phẩm, số lượng, và các thiết bị phụ trợ đi kèm. Tiếp đến là đưa ra những thể loại âm nhạc mà mình yêu thích và đam mê, yếu tố này quyết định đến công suất, hiệu suất hoạt động của các thiết bị trong hệ thống Hi-Fi.
Xác định diện tích cho không gian lắp đặt, đây là kiểu không gian thiết kết vuông hay thuôn dài hẹp ngang, hệ thống tiêu âm sử dụng phương thức nào, yếu tố này để bạn xác định được ví trí lắp đặt và số lượng loa hi-fi để âm thanh có thể bao phủ đều khắp không gian.

Một hệ thống âm thanh Hi-Fi sẽ gồm 3 phần cơ bản như:
- Loa hifi khá đa dạng, có nhiều kiểu dáng, nhiều phong cách thiết kế, công suất đa dạng để người dùng có nhiều lựa chọn.
- Amply trong hệ thống âm thanh hifi phải có công suất lớn hơn mức dự trù để đảm bảo sau này có thể cung cấp tín hiệu cho cặp loa bổ sung, khi đó sẽ không cần phải thay thế amply, rất lãng phí.
- Các nguồn nhạc cho hệ thống âm thanh hifi: nhạc đầu vào khá đa dạng, từ đĩa CD, từ các tệp dữ liệu nhạc mà chúng ta bỏ tiền ra mua, nhạc từ đầu phát nhạc, radio,…
Phân bố chi phí khi xây dựng dàn âm thanh Hi-Fi
Tương tự như 3 phần cơ bản của dàn âm thanh Hi-Fi, chi phí khi xây dựng bộ dàn này cũng được phân chia thành 3 phần:
- Về nguồn nhạc: một phần tư chi phí để đầu tư cho đầu phát nhạc, radio hay những bản nhạc được mua từ bên ngoài để đảm bảo âm thanh đầu vào của bạn.
- Về amply: một chiếc amply chất lượng tốt sẽ mang đến những tín hiệu nhạc trong trẻo, trung thực, đầy chất lượng. Lưu ý khi sử dụng loa công suất lớn thì amply cũng phải có công suất lớn, một quy tắc quan trọng khi kết nối amply với loa là tổng công suất của tất cả các loa phải nhỏ hơn hoặc bằng công suất amply. Chi phí đầu tư nguồn nhạc và amply có thể bằng nhau.
- Về loa: loa là yếu tố quyết định đến 60% chất lượng âm thanh phát ra, việc bạn dùng ra một nửa chi phí đầu tư cho dàn loa hi-fi không có gì đáng ngạc nhiên cả.

Nội dung bài viết trên là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi tổng hợp gửi đến quý khách hàng về chủ đề “hifi là gì, âm thanh hifi là gì” và những lưu ý đặc biệt quan trọng khi xây dựng dàn âm thanh hifi cho gia đình. Hy vọng những chia sẻ đó sẽ giúp ích cho quý khách hàng trong quá trình tìm kiếm và lắp đặt cho mình những thiết bị tối tân, hiện đại.
Và đừng quên, tại showroom của chúng tôi đang có rất nhiều ưu đãi, khuyến mại dành cho các dòng loa hifi, hãy gọi ngay tới số hotline trên website để được tư vấn trực tiếp nhé.
VD Group phân phối độc quyền các sản phẩm thương hiệu ITC tại Việt Nam cung cấp các giải pháp âm thanh cho hội trường, phòng họp, nhà hàng, quán cafe, trường học, bệnh viện, chung cư…
Sản phẩm ITC đa dạng cung cấp đủ cho các giải pháp âm thanh như: Loa, Amply, Mixer, Cục đẩy công suất, các thiết bị âm thanh chuyên dụng…