Âm nhạc là chất xúc tác mạnh mẽ đến cảm xúc của con người, những giai điệu tươi mới, sống động, mạnh mẽ sẽ giúp não bộ sản sinh ra hormone “hạnh phúc” Dopamine để gia tăng sự phấn khởi. Bởi vậy, mới thấy được sự quan trọng của dàn âm thanh trong đời sống tinh thần của con người. Một chiếc loa sub trong bộ dàn này sẽ có những đóng góp rất lớn để mang đến những làn nhạc sôi nổi cho bầu không khí thư giãn giải trí. Vậy loa sub là gì, tác dụng của loa sub trong dàn âm thanh là gì, chúng ta cùng đi vào nội dụng bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé.
Loa sub là gì? Loa subwoofer là gì? Cấu tạo của chúng
Trước tiên, ta cùng đi vào định nghĩa loa sub là gì. Loa sub với tên gọi đầy đủ là loa subwoofer, là dòng loa siêu trầm với mục đích tái tạo âm thanh ở tần số thấp và cực thấp để giai điệu ấm, đằm thắm và mạnh mẽ hơn. Dải tần số mà loa sub tiếp nhận hoạt động trong khoảng từ 20-200Hz, người dùng sẽ bất ngờ khi so sánh âm thanh có subwoofer và khi không có đó. Vậy loa sub hay subwoofer là gì thì chúng chỉ có chung một tần ý nghĩa.

Loa subwoofer lần đầu được ra đời vào năm 1960 nhưng đến những năm 70 của thế kỉ trước thì dòng loa này mới thực sự phát triển. Trải qua quãng thời gian dài với sự phát triển không ngừng nghỉ, loa sub dần trở thành một biểu tượng mạnh mẽ, sống động trong làng âm thanh giải trí, là thiết bị không thể thiếu để cải thiện chất lượng âm thanh, mang đến những giai điệu uy lực với độ sâu và căng chắc rõ ràng. Loa sub “mãi đỉnh” trong lòng của những người mến mộ âm thanh.
Loa sub không chỉ được sử dụng trong các dàn karaoke gia đình, mà chúng còn rất phổ biến trong các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp như quán bar, sân khấu hội trường, rạp chiếu phim hay một vài sự kiện event nào đó. Sự hiện diện của loa sub mang đến sự mê hoặc và lôi cuốn với khán giả, tạo nên bầu không khí xúc động và sâu lắng.

Cấu tạo của loa sub gồm 3 bộ phận chính là thùng loa, củ bass và dây kết nối, trong củ bass sẽ bao gồm nhiều loa trầm kết nối với nhau để tạo thành một loa siêu trầm và đặt ở trong thùng loa để tạo nên một cấu hình loa sub hoàn chỉnh. Thùng loa sub thường được làm từ các loại gỗ cao cấp, có khả năng chịu lực tạo nên chế độ cộng hưởng tốt.
Tác dụng của loa siêu trầm là gì?
Chúng ta thử đặt ra giải thiết “tại sao loa sub lại được ưa chuộng trên thị trường đến như vậy?” Đó phải kể đến những công dụng tuyệt vời như:
Mang đến không gian tinh tế
Các dòng loa sub thường có kích thước gọn gàng, cấu tạo củ bass đặc biệt nên trọng lượng khá nặng, chủ yếu dồn về tâm nên lắp đặt không chiếm quá nhiều diện tích trong không gian. Dòng loa này có giá thành cao hơn một số loa thông dụng khác, thiết kế loa sub cũng yêu cầu sự chỉn chu và giá trị thẩm mỹ cao, phối ghép trong bất cứ dàn âm thanh nào cũng mang đến sự chuyên nghiệp và tạo nên một tổng thể không gian cân đối, hài hoà.

Với những không gian lớn và bộ dàn âm thanh lớn, bạn có thể cân nhắc lựa chọn ra những chiếc loa sub có kích thước lớn để hài hoà với không gian hơn, ngược lại với những không gian nhỏ, ưu tiên lựa chọn subwoofer với kích thước nhỏ và đơn giản để đem lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Hỗ trợ dải trầm, cho tiếng bass sâu hơn
Chức năng chính của loa sub là tái tạo âm thanh ở tần số thấp, để tạo nên những giai điệu có độ uy lực, độ sâu và căng chắc, mang đến những rung động và cảm xúc mạnh mẽ cho trải nghiệm nghe nhìn của chúng ta.
Những tiếng trầm thấp, những nhịp đập mạnh mẽ được tạo nên từ loa sub không chỉ làm cho bản nhạc nên sống động, mà còn tạo ra các hiệu ứng âm sắc tuyệt vời, dễ chạm tới cảm xúc của người nghe nhất. Mà âm nhạc làm rung động cảm xúc đã chính là một sự thành công rất lớn rồi.

Thiếu đi loa sub, khách hàng hát karaoke sẽ không thể xuống được các dải âm thấp, mang đến cảm giác hời hợt và chán nản, người nghe sẽ không thể cảm nhận hết được các thông điệp, các chi tiết nhỏ nhất trong từng giai điệu. Không có subwoofer, quả là một thiếu xót lớn cho dàn âm thanh.
Micro nhạy bén hơn
Mỗi dàn âm thanh được phối ghép với loa sub, không chỉ tăng cường âm bass cho bộ dàn mà còn giúp giọng hát từ micro trở nên nhạy bén, dù mức âm lượng nhỏ ở tần số thấp nhất cũng được subwoofer tái tạo hoàn chỉnh. Ngoài ra, với loa sub, người dùng còn có thể căn chỉnh dải tần số để mang tới những thanh âm đầy đặn, êm ái, và phù hợp với dòng nhạc đang phát hơn.

Tóm lại, công dụng của loa sub là gì? Là hỗ trợ tái tạo âm thanh ở dải tần thấp đến cực thấp, mang tới những giai điệu âm nhạc hay hơn, sống động hơn, mạnh mẽ hơn, dàn âm thanh được đầy đủ hơn và không gian được tạo điểm nhấn.
Phân loại các dòng loa sub trên thị trường hiện nay
Loa sub trên thị trường hiện nay khá phổ biến và đa dạng, thông thường chúng ta hay phân loại loa sub dựa vào 2 yếu tố là công suất loa và thiết kế của loa
Dựa theo công suất
Cách phân loại loa sub dựa theo công suất là gì? Loa siêu trầm được phân chia thành 2 loại chính là loa active ( loa chủ động, hay còn gọi là sub điện) và loa passive (loa thụ động, tên gọi khác là sub hơi).
Loa sub điện
Đây là dòng loa đã được tích hợp sẵn bộ khuếch đại ở bên trong, không cần sử dụng amply hay cục đẩy đi kèm, chúng ta chỉ cần đưa trực tiếp tín hiệu âm thanh vào là loa sub đã có thể phát ra âm thanh được rồi.

Loa sub điện thường được ưa chuộng sử dụng nhiều trong các hệ thống karaoke gia đình, chính vì sự linh hoạt đó mà loa sub điện còn được gọi với các tên khác là loa chủ động. Đặc biệt, dòng loa này có thể kết nối với dàn âm thanh của bạn mà không cần đến dây cáp nối.
Loa sub hơi
Loa sub hơi là gì? Chính là dòng loa bị động, với tên gọi khác là loa sub passtive, không được tích hợp mạch khuếch đại ở bên trong. Cách sử dụng loa sub hơi giống như những dòng loa thông thường khác trong hệ thống, loa sẽ được kết nối với amply hoặc cục đẩy công suất qua một cáp âm thanh.

Sử dụng loa sub hơi cần lưu ý về cách đấu nối và công suất tương ứng với thiết bị khuếch đại. Điều chỉnh âm lượng, hiệu ứng âm thanh của sub hơi có thể được thực hiện trên amply, về đặc điểm này thì chúng ghi điểm trong lòng người tiêu dùng.
Loa sub hơi và loa sub điện cái nào hay hơn?
Trước câu hỏi “loa sub hơi và loa sub điện cái nào hay hơn” thì chúng tôi không thể cho bạn câu trả lời tuyệt đối được. Như đã phân tích ở trên, loa sub hơi và subwoofer điện đều có những ưu điểm và mục đích riêng, cả 2 dòng đều có khả năng thể hiện âm thanh tốt, bass sâu, căng, chắc, âm thanh ở tần số cực thấp cũng không có hiện tượng ù rền.
Kết nối loa sub điện thì không cần amply, tối giản hoá cho bộ dàn âm thanh. Còn sử dụng loa sub hơi thì bắt buộc phải có amply hoặc cục đẩy để khuếch đại tín hiệu cho loa hoạt động, phải có kiếc thức về sự đối nối các thiết bị trong bộ dàn mới có thể tự kết nối được. Đôi lại, sử dụng loa sub hơi giúp bạn có thể dễ dàng kết hợp nhiều dòng loa với nhau hơn.

Một lưu ý nho nhỏ khi so sánh giữa 2 dòng loa trên là loa sub hơi có bị ảnh hưởng một chút từ thiết bị khuếch đại (amply hoặc cục đẩy), nếu thiết bị khuếch đại có chất lượng tốt, thì loa sub của bạn sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu amply chưa thực sự tốt, loa sub hơi khó có thể phát huy hết khả năng âm học được thiết kế.
Dựa vào thiết kế
Dựa vào đặc điểm thiết kế subwoofer, loa sub được chia thành 3 loại chính là sub đẳng áp, sub liền hộp và sub có lỗ thông hơi.
Loa sub đẳng áp
Vậy loa sub đẳng áp là gì? Có thể đây là một cái tên khá trừu tượng, nhưng khi được nghe giải thích bạn sẽ không còn cảm thấy khó hiểu nữa. Loa sub đẳng áp là dòng loa với thiết kế gồm 2 củ bass đặt đối xứng nhau trong thùng loa, tạo thành một môi trường sóng âm va chạm nhau trong khoảng không gian nhỏ.

Âm thanh của 2 loa sẽ chuyển động và va vập vào nhau trong không gian đó, tạo nên những tiếng bass cực mạnh. Chính vì đặc tính này mà loa sub đẳng áp được ưa chuộng rộng rãi trong dàn âm thanh quán bar, vũ trường, hay các địa điểm kinh doanh karaoke giải trí.
Vậy bạn đã hiểu được, loa sub đẳng áp là gì hay chưa!!!!
Loa sub liền hộp
Đúng như tên gọi của nó, loa sub liền hộp là dòng loa có thiết kế, thùng loa được làm từ gỗ hoặc kim loại, không khác với các dòng loa sub mà chúng ta thường thấy là mấy. Subwoofer liền hộp khá vuông vắn, trông giống như một chiếc loa thùng, âm thanh phát ra với một đường tiếng.

Loa sub có lỗ
Dòng loa sub này khá đặc biệt, thiết kế thùng loa có một lỗ thông hơi nhỏ, mục đích của kiểu thiết kế này là để âm trầm thoát ra với có sự nhấn nhá mạnh mẽ, nốt trầm thấp được thể hiện tốt hơn, lan toả mạnh mẽ giúp người nghe có cảm nhận tốt hơn.
Lưu ý để mua loa siêu trầm đúng cách
Thị trường âm thanh hiện nay có rất nhiều loa sub, đa dạng từ kiểu dáng, phong cách thiết kế đến mẫu mã, chi phí. Để lựa chọn ra được một con loa sub phù hợp, đáng đồng tiền bát gạo, thì chúng ta cần lưu ý đến những yếu tố sau:
Lựa chọn kích thước củ loa phù hợp
Subwoofer có kích thước vuông vắn và trọng lượng khá nặng do tính chất củ bass đặc biệt. Kích thước củ bass được coi là thước đo độ sâu của âm trầm phát ra. Nếu sử dụng loa bass cho hệ thống rạp chiếu phim, thì nên ưu tiên lựa chọn củ loa có kích thước từ 15inch (40cm) trở lên, bởi không gian này khá rộng lớn, bass loa có đường kính 40cm sẽ có khả năng khuếch đại âm thanh mạnh mẽ hơn, âm thanh phủ đều khắp các vị trí trong căn phòng.
Trong trường hợp loa sub sử dụng cho dàn karaoke gia đình, hoặc cho các địa điểm kinh doanh KTV giải trí, kích thước của củ bass nên giao động trong khoảng 10-12inch.

Tóm lại, tuỳ vào diện tích không gian để bạn lựa chọn ra dòng loa sub có kích thước phù hợp nhất, nếu chưa thực sự biết được sự tương thích giữa củ bass và không gian hoạt động, bạn nên tìm đến những đơn vị tư vấn lắp đặt chuyên nghiệp như ITC Audio để được hỗ trợ.
Đảm bảo tính hài hoà của loa siêu trầm và toàn bộ hệ thống
Khi lựa chọn loa siêu trầm, người dùng nên cân nhắc về độ hài hoà giữa thiết bị này với các loa khác và amply để chúng có thể phát huy được tối đa khả năng của mình.

Chẳng hạn, loa siêu trầm có dải tần đáp ứng từ 20Hz, mà amply của bạn chỉ có tần số từ 50Hz trở lên thì lúc này loa siêu trầm sẽ không phát huy hết được khả năng của nó, gây lãng phí khi đầu tư subwoofer tái tạo âm siêu trầm. Chính vì thế, chúng ta mới cần sự tương ứng giữa tần số của loa sub và amply là vì thế.
Ưu tiên đầu tư dàn loa của cùng một thương hiệu
Khi lắp đặt tất cả các loa của cùng một thương hiệu sản xuất cho dàn âm thanh sẽ nâng cao sự tương thích và hài hoà khi ghép nối, các loa dễ tương tác với nhau hơn.
Sử dụng loa sub hơi thì nên chú ý về công suất của loa với công suất của amply, công suất của loa hoặc cục đẩy phải lớn hơn công suất của tất cả các loa trong hệ thống cộng lại. Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng loa sub hơi, thì ưu tiện loa sub điện sẽ tiện lợi và linh động hơn.
Cách lắp đặt loa sub cho âm thanh nhất
Để lắp đặt được dàn loa sub chất lượng, mang lại hiệu quả phát âm cao nhất thì chúng ta nên lưu ý một số vấn đề nho nhỏ như sau:
Vị trí lắp đặt loa
Mục đích cuối cùng của loa sub là mang đến những âm bass khoẻ, ấm, đầy đặn hơn, vị trí lắp đặt loa sub ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh mang lại, người dùng cần tìm chính xác vị trí đặt subwoofer để mang lại âm bass hài hoà với hệ thống âm thanh.

Lắp đặt loa sub đạt tiêu chuẩn nhất là nên để cách mặt đất từ 30cm-40cm, bởi độ cao này loa sub mới có thể phát huy được tối đa khả năng của nó. Loa sub không nên đặt quá xa hay quá gần loa chính, với những con sub có đường kính bass dưới 20cm thì khoảng cách tiêu chuẩn là từ 0,9m-1,2m, nếu đặt đặt quá xa thì âm bass sẽ không còn chắc và dày nữa, âm thanh tổng thể rời rạc, thiếu chuyên nghiệp.
Hướng dẫn kết nối loa siêu trầm cho dàn âm thanh
Dưới đây là một quy trình tiêu chuẩn để kết nối loa trầm cho dàn âm thanh của bạn:
Bước 1: Xây dựng sơ đồ lắp đặt
Trước khi tiến hành lắp đặt, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và xem lại cách kết nối tỉ mỉ mà nhà sản xuất đưa ra, để đảm bảo mọi thứ được diễn ra tuần tự, đúng, chuẩn và không có sai xót.
Cân nhắc nên sử dụng phân tần của loa hay phân tần receiver, bởi kết nối đúng cách, phân tần sẽ hợp nhất dải tần số giữa loa sub và các loa các trong bộ dàn để mang tới hiệu quả âm thanh tốt nhất.
Bước 2: Nối dây loa
Đo khoảng cách từ receiver đến loa sub và chọn dây cáp âm thanh có chiều dài dư ra một chút để phòng trường hợp xê dịch vị trí loa. Phương thức kết nối là cắm 1 đầu jack RCA ở đầu ra loa siêu trầm của receiver và 1 đầu còn lại ở cổng line – level trên loa subwoofer.
Nếu người dùng thích Speaker-level thì cần nhiều dây loa để kết nối, nhất là khi loa sub cách xa loa chính. Khi đó, cần kết nối riêng từ kênh trái/phải của receiver đến từng loa.

Bước 3: Kết nối và tuỳ chỉnh
Sau khi đã hoàn thành kết nối, bạn có thể vận hành thử hệ thống và test chất lượng âm thanh, điều chỉnh các hiệu ứng để xem chất âm đã ổn chưa, lưu ý kiểm soát chặt chẽ các yếu tố như âm thanh có phủ đều không gian không, vị trí loa hợp lý chưa, bass có thật sự căng, sâu không,…
Tuy nhiên, nếu như nhà sản xuất có đưa ra các mẫu kết nối hoặc hướng dẫn chi tiết, cụ thể thì chúng ta vẫn nên làm theo các gợi ý đó, để đảm bảo âm thanh được chuẩn xác nhất. Lưu ý, trước khi test âm thanh của loa, thì volume của các kênh phải nhỏ hết cỡ, sau đó vặn lớn dần dần, (đảm bảo an toàn cho người nghe và màng loa).
Mẹo căn chỉnh loa sub để có được âm thanh hay nhất
Các dòng loa sub điện thường có các núm điều chỉnh ngay trên bảng điều khiển của loa, điều chỉnh âm lượng trực tiếp qua các núm vặn đó, dưới đây là chi tiết cách sử dụng các nút đó:
- Nút điều chỉnh âm lượng Volume:
Đây là nút tăng/ giảm âm lượng, để thay đổi cường độ âm thanh bạn chỉ cần vặn lớn hơn hoặc nhỏ đi cho phù hợp với sở thích cá nhân, nhưng tiếng bass không nên lớn hơn tiếng nhạc, như thế sẽ mất cân bằng âm thanh, và hiệu quả đi ngược lại.
- Nút cắt tần số LPF:
Dải tần đáp ứng mà tai người có thể nghe được là trong khoảng 20Hz-20kHz, âm thanh của loa sub phát ra sẽ ở dải tần thấp nhất. Nút LPF có chức năng cắt ghép tần số âm trong khoảng 30-15kHz, để bù vào phần tần số còn thiếu mà các loa chưa tự tái tạo được, từ đó mang đến những âm thanh chất lượng nhất.
Điều chỉnh LPF chuẩn xác nhất người dùng cần phải lưu ý đến thông số kỹ thuật của các loa chính trong bộ dàn, nếu loa có dải âm bass khoảng 90Hz, thì bạn nên vặn nút LPF theo chiều kim đồng hồ từ từ đến tần số 90Hz.
- Nút điều chỉnh pha Phase:
Chúng ta thường nghe thấy cụm từ “lệch pha giữa các loa”, chính là để chỉ hiện tượng âm thanh giữa các loa phát ra không cùng một nhịp, nút này có tác dụng giảm biên độ lệch phase, để mang đến sự cân bằng và liên kết âm thanh giữa các loa với nhau.

Nên chỉnh phase từ 0° và dần dần đến 180° theo chiều kim đồng hồ, và cho phát một bản nhạc với nhiều tiếng sub, âm thanh tổng thể phát ra có nhiều tiếng bass tức là bạn đã chỉnh khá ổn rồi đó. Nghe có vẻ đơn giản nhưng phải thực sự nhẫn nại và chậm rãi thì mới có thể mang đến nhịp âm thanh ăn ý.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức liên quan đến chủ đề loa sub là gì, cũng như một số lưu ý nho nhỏ khi sử dụng loa sub điện, loa sub hơi đúng cách để mang lại hiệu quả âm thanh chân thực, rõ ràng và tốt nhất. Hy vọng những kiến thức bổ ích đó, ITC Audio sẽ giúp cho quý khách hàng có thêm thật nhiều kiến thức về âm than hơn.
Và đừng quên, tại showroom của chúng tôi đang có rất nhiều ưu đãi dành cho các dòng subwoofer này, hãy gọi ngay tới số hotline để biết thêm nhiều chi tiết hơn nhé.
VD Group phân phối độc quyền các sản phẩm thương hiệu ITC tại Việt Nam cung cấp các giải pháp âm thanh cho hội trường, phòng họp, nhà hàng, quán cafe, trường học, bệnh viện, chung cư…
Sản phẩm ITC đa dạng cung cấp đủ cho các giải pháp âm thanh như: Loa, Amply, Mixer, Cục đẩy công suất, các thiết bị âm thanh chuyên dụng…