Loa toàn dải là một cái tên khá quen thuộc trong hệ thống âm thanh hi-fi, chuyên nghiệp, được người dùng yêu thích và lựa chọn làm thiết bị kiểu mẫu cho dàn karaoke gia đình, cho hệ thống âm thanh nghe nhạc, giải trí. Nhưng không phải ai cũng biết loa toàn dải là gì, cấu tạo của chúng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho quý khách hàng tất tần tật các kiến thức về loa toàn dải nhé.

Loa toàn dải là gì?
Vẫn có nhiều khách hàng chưa thực sự biết “loa toàn dải là gì“, định nghĩa sau sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn. Loa toàn dải hay còn gọi là loa fullrange, loa full là dòng loa có cấu tạo đặc biệt chỉ với duy nhất 1 loa trong thùng loa để phát ra âm thanh ở đầy đủ 3 dải tần hig- mid- low.

Trang bị loa toàn dải cho hệ thống âm thanh của bạn sẽ giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí thay vì sử dụng các dòng loa chuyên dụng. Đặc biệt, ở loa toàn dải không sử dụng bộ phân tần như loa nhiều dải, chính vì thế âm thanh mà nó mang đến có sự truyền cảm, chân thật, tự nhiên hơn bao giờ hết. Loa toàn dải thường xuất hiện khá phổ biến trong các thiết bị như Radio, đầu Cassette, loa bookshelf, loa nghe nhạc,… xu hướng hiện nay người tiêu dùng thường lựa chọn loa full hơn là các dòng loa 2, 3 đường tiếng.
Cấu tạo của loa toàn dải
Cấu tạo loa toàn dải gồm các bộ phận chính sau:

Màng loa: thường được làm từ giấy, kim loại nhẹ hoặc nhựa tổng hợp, nhìn chung là các vật liệu có tính đàn hồi và độ cứng nhất định. Nó có chức năng biến đổi các tín hiệu điện từ thiết bị khuếch đại thành chuyển động cơ động (rung) để tạo ra tín hiệu sóng âm (âm thanh). Màng loa thường có dạng hình nón, hình oval, rung theo phương thẳng đứng hoặc ngang.
Cuộn dây: được làm từ đồng hoặc nhôm, nối giữa đếm loa và nón loa. Cuộn dây sẽ tiếp nhận tín hiệu điện và tạo ra một lực đẩy lên nón loa, gây ra chuyển động cơ học và tạo ra âm thanh.
Nam châm: có cấu tạo hình tròn và đặt cố định ở phía dưới cùng của củ loa, thẳng hàng với cuộn dây và màng loa. Khi tín hiệu điện được truyền đến cuộn dây, lực từ của nam châm sẽ gây ra một lực hút và đẩy lên cuộn dây. Sự tương tác này mang đến chuyển động cơ học ở màng loa và tạo ra âm thanh. Nam châm ở loa toàn dải thường có kích thước và lực từ mạnh để phát ra âm thanh với cường độ lớn. Khối nam châm càng lớn, thì giá của loa cũng tăng dần theo.
Viền nhún hay còn gọi là surround: là cầu tiếp nối giữa màng loa và khung loa, là nơi tạo ra độ mềm dẻo và linh hoạt cho loa. Viền nhún không trực tiếp phát ra âm thanh, nhưng có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Viền nhún thường được làm bằng giấy, cao su hoặc vải.
Khung loa: là bộ phận cố định các thành phần khác của loa ở vị trí chính xác, bảo vệ các bộ phận đó khỏi va chạm bên ngoài. Chất liệu cấu tạo nên khung loa là yếu tố chủ chốt để nhà sản xuất quyết định phân khúc, giá trị sản phẩm của họ.
Thùng loa: thùng loa là bộ phận không thể thiếu đối với kì dòng loa nào. Thùng loa toàn dải thường có 3 thiết kế phổ biến như:

- Thùng hở: mang đến những âm trầm ở dải tần thấp, thiết kế nhỏ gọn, chi phí vừa phải, phù hợp cho khả năng chi trả của nhiều người.
- Thùng phản hồi tiếng trầm: thùng loa thường có lỗ thông hơi, âm bass được tăng cường nhờ chế độ phản xạ âm trầm trong thùng loa.
- Thùng kèn sau: ưu điểm vượt trội của kiểu thùng này là giúp tăng độ nhạy và khả năng tái tạo âm bass của loa. Thùng kèn sau của loa toàn dải có kích thước lớn, bởi tần số thấp thì bước sóng càng dài.
Nguyên lý hoạt động của loa toàn dải
Từ cấu tạo của loa toàn dải, chúng ta cũng có thể hình dung được nguyên lý hoạt động của dòng loa này là gì rồi. Nó dựa trên sự chuyển đổi tín hiệu điện thành chuyển động cơ học để tạo ra âm thanh. Cụ thể, khi dòng điện được truyền đến loa, nam châm sẽ tạo ra từ trường xung quanh cuộn dây và làm cho cuộn dây chuyển động, sau đó kéo theo màng loa chuyển động theo. Khi màng loa chuyển động sẽ làm cho áp suất không khí trước loa thay đổi và từ đó hình thành sóng âm (âm thanh), tín hiệu này có độ mạnh phù hợp với tín hiệu âm thanh ban đầu.

Loa toàn dải có nghe nhạc được không?
Trước thắc mắc “loa toàn dải có nghe nhạc được không” của khách hàng, chúng tôi xin khẳng định là có. Loa toàn dải mang đến những âm thanh ấm, trong và có cường độ nhất định, phù hợp để phát nhiều thể loại âm nhạc, từ những giai điệu hoà tấu nhịp nhàng, đến những bản pop sôi động, mạnh mẽ. Để loa toàn dải phát huy được tối đa khả năng âm học được thiết kế, có thể đấu nối loa toàn dải cùng các dòng loa chuyên dụng khác như loa sub để mang tới hiệu ứng âm thanh hoàn hảo nhất.

Hiệu suất hoạt động và khả năng tái tạo và chất lượng âm thanh của từng loa sẽ khác nhau, chính vì thế thể loại âm nhạc yêu thích cũng là một yếu tố để bạn quyết định xem nên chọn loa toàn dải nào để nghe nhạc.
Đặc điểm của loa toàn dải
Loa toàn dải có những đặc điểm đặc trưng như sau:
Phát âm thanh ở mọi dải tần số: như đã phân tích ở trên, loa toàn dải chỉ bao gồm 1 củ loa duy nhất tích hợp cả loa trầm và loa tweeter, tái tạo cả 3 dải âm bass – mid – treble, chất âm thanh trong trẻo, tự nhiên, gần gũi như nghe trực tiếp hay nghe ngoài rạp.
Thiết kế đơn giản, trọng lượng nhẹ nhàng: loa toàn dải có thiết kế khá đơn giản, không quá cầu kì, chỉ cần 1 loa duy nhất, chính vì thế kích thước sản phẩm khá gọn gàng, trọng lượng không quá nặng. Chi phí cấu thành sản phẩm rẻ hơn một số dòng 3, 4 đường tiếng.
Độ nhạy cao: loa toàn dải thường có độ nhạy cao, khả năng mang đến âm thanh mạnh mẽ với công suất đầu vào thấp, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tiếng ồn. Bản nhạc phát ra với độ chi tiết, người nghe cảm thụ âm nhạc tốt hơn.

Thiết kế không phân tần: loa toàn dải không sử dụng bộ phân tần để chia tín hiệu âm thanh, thay vào đó nó dựa vào thiết kế màng loa và cấu trúc nam châm để tái tạo toàn bộ dải tần số. Âm thanh phát ra trung thực, nguyên bản, giống với tín hiệu gốc nhất.
Phạm vi tần số rộng: loa toàn dải có khả năng tái tạo âm thanh trên toàn dải tần số từ bass đến treble, điều này cho thấy dải tần của chúng khá rộng, để đảm bảo bass sâu và treble cao thì loa đều có thể phát được.
Loa toàn dải phù hợp để phát nhiều thể loại nhạc: từ những dòng jazz cổ điển, acoustics nhẹ nhàng, các bản hoà tấu hay cả những khúc nonstop hiện đại, sống động.
Ưu điểm và nhược điểm của loa toàn dải là gì?
Tìm hiểu được khái niệm “loa toàn dải là gì” cùng những đặc điểm nổi bật của nó, tiếp đến sẽ là ưu điểm và nhược điểm của dòng sản phẩm này nhé.
Ưu điểm của loa toàn dải
Dưới đây là một số ưu điểm vượt trội của loa toàn dải:
Loa toàn dải mang lại âm thanh gần gũi, truyền cảm, dễ chạm tới cảm xúc của người nghe nhất, sở dĩ chúng hoạt động dựa trên nguyên lý point source – những gì được tạo ra đúng với thực tế. Màng giấy chuyển động cơ học để phát ra âm thanh, không có sự can thiệp của các linh kiện LCR ở phân tần, vì vậy phase của các dải tần là tuyệt đối, âm thanh chính xác, tự nhiên, gần với âm thanh gốc nhất. Đặc biệt, nếu được lắp đặt trong các không gian có hệ thống tiêu âm cao cấp, loa toàn dải còn mang đến hiện tượng âm thanh nổi mà không cần có loa (không thấy loa).
Âm thanh liền mạch: loa toàn dải mang tới những âm thanh liền mạch, không bị rời rạc như một số dòng loa thông báo như loa cột, loa âm trần.

Góc phủ âm rộng: tuy chỉ sở hữu 1 củ loa duy nhất, nhưng loa toàn dải vẫn có góc phủ âm rộng, âm thanh phát ra từ loa lan toả đều trong không gian, tạo ra trải nghiệm tốt cho nhiều người nghe.
Thiết kế không chia phân tần: âm thanh tái tạo ở cả 3 dải tần nhờ vào 1 củ loa duy nhất, không có mạch phân tần, âm thanh phát ra với sự nguyên bản, không bị biến đổi qua quá trình xử lý, khá phù hợp cho các buổi thi, diễn văn nghệ.
Giá thành vừa phải: loa toàn dải cũng được chia thành nhiều phân khúc khác nhau, từ các sản phẩm giá rẻ, vừa phải đến cao cấp. Nhưng đánh giá chung, giá loa toàn dải rẻ hơn nhiều so với các dòng loa chuyên dụng như loa array, loa sub, loa monitor.
Nhược điểm của loa toàn dải
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời đó, loa toàn dải vẫn còn một số hạn chế cần phải cải thiện như:
Áp lực âm thanh thấp: chính bởi đặc trưng tái tạo âm thanh ở cả 3 dải tần chính, chưa có mạch phân tần để xử lý tín hiệu riêng, nên áp lực âm của loa toàn dải chưa tốt như các dòng loa nhiều đường tiếng hay loa sub chuyên dụng.

Độ nhạy không đồng đều: với một củ loa duy nhất, độ nhạy trên loa toàn dải không được phân chia đồng đều trên các phạm vi tần số khác nhau, điều này dễ gây mất cân bằng âm thanh.
Độ méo tiếng cao: không có mạch xử lý riêng biệt, loa toàn dải tái tạo âm thanh ở tần số quá thấp hoặc quá cao dễ gây nên độ méo tiếng, điều này làm suy giảm chất lượng âm thanh.
Không thích hợp cho hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, hi-fi: loa toàn dải thường được sử dụng cho các hệ thống âm thanh đơn giản, không có yêu cầu quá nhiều về mặt âm sắc, chính vì thế, chúng không thích hợp để ứng dụng trong các hệ thống âm thanh cao cấp.
Tuy nhiên những nhược điểm này không đồng nghĩa với việc loa toàn dải không có giá trị, chúng vẫn là lựa chọn phổ biến trong nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong các hệ thống âm thanh nhỏ gọn và di động. Minh chứng để thấy được loa toàn dải vẫn được người dùng yêu thích và lựa chọn là số lượng bán ra tại VD Group trong quý I/2023 là 379 sản phẩm, quả là một con số ấn tượng.
Ứng dụng của loa toàn dải
Chính nhờ những ưu điểm tuyệt vời đó mà loa toàn dải được ứng dụng khá rộng rãi trong các trường hợp sau:
Hệ thống âm thanh karaoke, nghe nhạc gia đình: sử dụng làm loa chính hoặc loa phụ để tái tạo âm thanh khi nghe nhạc hoặc hát karaoke.
Hệ thống âm thanh thông báo: loa toàn dải được sử dụng khá phổ biển trong các hệ thống âm thanh thông báo trường học, bệnh viện, nhằm cung cấp thông tin rõ ràng, đầy đủ tới toàn bộ những người có mặt trong không gian.

Hệ thống âm thanh nhà hàng, âm thanh quán bar: loa toàn dải công suất lớn không thể thiếu trong các hệ thống này, mang đến âm thanh chất lượng cao để khách hàng cùng thưởng thức âm nhạc.
Hệ thống âm thanh sân khấu nhỏ: loa toàn dải là lựa chọn tối ưu cho các buổi biểu diễn quy mô vừa và nhỏ.
Lưu ý để lựa chọn ra loa toàn dải tốt nhất
Để quá trình lựa chọn loa toàn dải được suôn sẻ và nhanh nhất, ITC Audio xin đưa ra một số lưu ý, đóng góp nho nhỏ để người dùng lựa chọn sản phẩm dễ dàng hơn.

- Kích thước và kiểu dáng: loa toàn dải được ra đời với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, vì vậy người dùng cần xác định diện tích và thiết kế nội thất không gian để chọn ra dòng có kích thước, kiểu dáng, màu sắc phù hợp.
- Độ nhạy và dải tần đáp ứng: ưu tiên lựa chọn dòng loa có độ nhạy cao và dải tần rộng. Độ nhạy càng cao thì âm thanh phát ra càng to và rõ ràng hơn, tần số rộng thì khả năng tái tạo bass sâu và treble sáng, âm thanh hay và có độ “quyến” hơn.
- Công suất: công suất của loa phải phù hợp với công suất của amply và đủ để truyền tải âm thanh rõ ràng trong không gian đó. Tổng công suất của tất các loa phải nhỏ hơn hoặc bằng với công suất của amply hoặc cục đẩy mà nó kết nối, nếu không đáp ứng được điều kiện này, âm thanh sẽ bị biến dạng, loa cũng dễ bị hỏng, cháy.
- Chất liệu màng loa: màng loa được cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau, mỗi chất liệu sẽ mang đến một ưu điểm riêng. Chẳng hạn như màng loa giấy mang đến độ nhạy cao, âm thanh ấm, tiếng bass sâu, trong khi màng loa được điều chế từ sợi thuỷ tinh có độ chi tiết, trong trẻo và tiếng treble sáng hơn. Tuỳ vào sở thích cá nhân để bạn lựa chọn ra được chất liệu phù hợp.
- Thương hiệu: ưu tiên chọn những thương hiệu uy tín, đã được công nhận trên thị trường để chất lượng sản phẩm được đảm bảo, cũng như các chế độ bảo hành, bảo trì sau mua.
- Giá thành sản phẩm: bạn có thể nghiên cứu giá thành của sản phẩm qua website hoặc qua tư vấn online trước, sau đó đưa ra sự so sánh giá và các dịch vụ đi kèm ở từng đơn vị.
- Test âm: hầu hết các đơn vị trẻn thị trường đều cho khách hàng test loa trước khi mua, bạn có thể nghe thử nhiều sản phẩm khác nhau để đưa ra cái nhìn cụ thển và đánh giá chính xác nhất.
Tóm lại, việc lựa chọn loa toàn dải tuỳ thuộc vào nhu cầu, sở thích và khả năng chi trả của mỗi người.
Cách đấu loa toàn giải hay nhất, đơn giản nhất
Loa toàn dải là một thiết bị khá khó tính, kén chọn thiết bị phối ghép, vì vậy để quá trình đấu nối đơn giản, chính xác, đảm bảo an toàn nhất, bạn nên tìm đến các đơn vị âm thanh để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách đấu loa toàn dải với amply: với công suất 120W, loa toàn dải hoàn toàn có thể được điều khiển bởi amply từ 150W trở lên, âm thanh chi tiết, đặc biệt là các tiếng mid rõ ràng, trong trẻo, tự nhiên. Để loa toàn dải được tăng cường tiếng bass mạnh mẽ hơn, có thể đấu nối với loa sub chuyên dụng, nhưng phải đảm bảo, công suất của loa toàn dải và sub phải nhỏ hơn hoặc bằng công suất của amply.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề “loa toàn dải là gì” và một số kiến thức liên quan, hy vọng nội dung đó sẽ giúp cho khách hàng trong quá trình lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất cho mình. Kính chúc quý khách sớm tìm mua được sản phẩm ưng ý và có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng !!!!
VD Group phân phối độc quyền các sản phẩm thương hiệu ITC tại Việt Nam cung cấp các giải pháp âm thanh cho hội trường, phòng họp, nhà hàng, quán cafe, trường học, bệnh viện, chung cư…
Sản phẩm ITC đa dạng cung cấp đủ cho các giải pháp âm thanh như: Loa, Amply, Mixer, Cục đẩy công suất, các thiết bị âm thanh chuyên dụng…