MQA – một công nghệ mã hoá âm thanh mới ra đời đã tạo nên sự phát triển đột phá cho lĩnh vực âm thanh, làm giảm kích thước tệp âm thanh nhưng không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng âm phát ra, mang đến trải nghiệm nghe nhạc chất lượng cao nhất cho con người. Vậy để hiểu được MQA là gì, cơ chế hoạt động của chúng, tận hưởng âm nhạc với MQA có yêu cầu gì không cùng những thông tin chi tiết hơn về MQA, chúng ta cùng đi vào nội dung bài viết dưới đây nhé.

MQA là gì? Tìm hiểu MQA và ứng dụng của nó
MQA là gì? Tìm hiểu MQA và ứng dụng của nó

Định nghĩa MQA là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu MQA, ta cần hiểu được khái niệm MQA là gì trước nhé. MQA viết tắt của cụm từ Master Quality Authenticated, là một phương pháp mã hoá âm thanh cao cấp, được phát triển bởi Bob Stuart, một trong các founder của công ty Meridian Audio. MQA sử dụng để nén dữ liệu tệp âm thanh, làm giảm kích thước tệp, nhưng vẫn bảo toàn chất lượng âm thanh phát ra. Ý tưởng phát minh ra MQA ban đầu là trực tiếp tác động lên các bản thu âm chất lượng cao trong phòng thu để tạo ra một bản sao với chất lượng âm thanh không bị biến đổi, nhưng dung lượng tệp đã được tối ưu, người dùng có thể dễ dàng download hoặc stream online (phát trực tuyến).

MQA viết tắt của cụm từ Master Quality Authenticated, là phương pháp mã hoá âm thanh cao cấp
MQA viết tắt của cụm từ Master Quality Authenticated, là phương pháp mã hoá âm thanh cao cấp

Tương tự như WAV, FLAC, MP3 và AAC thì MQA cũng là một tiêu chuẩn âm thanh, bộ mã hoá âm thanh MQA này được ứng dụng trong các nền tảng nghe nhạc trực tuyến chất lượng cao hay các ứng dụng Stream như Spotify, SoundCloud, Apple Music,… do quá trình mã hoá đã mang đến kích thước tệp nhỏ, không cần nhiều băng thông để truyền tải, hoàn toàn phù hợp cho các ứng dụng trên.

MQA ứng dụng trên nền tảng nghe nhạc trực tuyến chất lượng cao, là tương lai của của sịch vụ streaming nhạc sống
MQA ứng dụng trên nền tảng nghe nhạc trực tuyến chất lượng cao, là tương lai của của sịch vụ streaming nhạc sống

MQA được nâng cấp hơn so với các tiêu chuẩn âm thanh ra đời trước đó, bởi nó khả năng truyền tải dữ liệu nhạc chất lượng tương đương với bản thu gốc trong phòng thu, quá trình nén dữ liệu âm thanh (Music Origami) từ một gói dữ liệu có kích thước 32bit/352kHz thành kích thước 16bit/44.1kHz.

Vậy với câu trả lời trên, bạn đã biết được MQA là gì hay chưa!

Cơ chế hoạt động của MQA?

Sau khi đã hiểu được MQA là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu về cơ chế hoạt động của thiết bị này nhé. Quá trình mã hoá của MQA sử dụng kỹ thuật nén file nhiều bước để mang đến một bản nhạc chất lượng tương đương nhưng kích thước tệp đã được giảm đi đáng kể. Quá trình này bao gồm nhiều bước, đầu tiên, MQA sẽ nén dữ liệu các dải tần số nằm ngoài khoảng 20Hz-20kHZ vào khoảng hoà âm tai người có thể nghe được, điều này cho phép tệp âm thanh được truyền tải nhanh hơn và tiết kiệm thời gian lưu trữ.

MAQ nén tín hiệu nằm ngoài dải tần 20-20kHz để tai người có thể nghe thấy được
MAQ nén tín hiệu nằm ngoài dải tần 20-20kHz để tai người có thể nghe thấy được

Tiếp đến là hiệu chỉnh thời gian, MQA điều chỉnh thông số thời gian để làm giảm độ sai lệch trong quá trình chuyển đổi âm thanh nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ các thành phần trong hệ thống và tái tạo âm thanh. Âm thanh được tái tạo giống đến 99% âm thanh ban đầu, đảm bảo sự chi tiết và không gian âm thanh rộng.

Tại sao chúng ta cần MQA?

Ưu điểm và nhược điểm của MQA

Như đã phân tích MQA là gì và các đặc điểm quan trọng về tiêu chuẩn âm thanh này, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem những ưu điểm và giá trị mà nó mang lại cùng những hạn chế chưa được khắc phục nhé:

Ưu điểm của MQA

Dưới đây là những ưu điểm tuyệt vời của MQA:

Ưu điểm tuyệt vời của MQA phải kể đến như:
Ưu điểm tuyệt vời của MQA phải kể đến như:

Giải mã âm thanh lossless: MQA hoạt động nhờ sự kết hợp các yếu tố của lossless encoding (file nhạc được mã hoá chất lượng cao). Công nghệ này sử dụng phương pháp xử lý tín hiệu âm dạng số (digital) để giải mã file âm thanh, giữ lấy âm thanh gốc rồi loại bỏ các dữ liệu (bit) không cần thiết, âm thanh được tái tạo giống âm thanh gốc đến 95%, nhưng kích thước tệp nhỏ hơn, chiếm ít dung lượng bộ nhớ thiết bị.

Tăng cường chi tiết và độ phân giải của âm thanh: áp dụng công nghệ kĩ thuật âm thanh hiện đại nhất, các chi tiết và độ phân giải của âm thanh được tăng cường, mang đến trải nghiệm nghe nhạc tốt hơn cho mọi người. Cùng với đó là công nghệ xử lý tín hiệu âm thanh số, đi cùng các chức năng lọc tín hiệu, thuật xử lý hiệu ứng và phân cắt các dải tần không cần thiết đã mang đến một bản nhạc chất lượng cao và chi tiết hơn.

Giảm nhiễu và độ méo tiếng: MQA có khả năng giảm thiểu độ nhiễu và độ méo tiếng, âm thanh sáng, rõ và sạch sẽ hơn,

Tích hợp ngược: MQA được thiết kế để tương thích ngược với các định dạng âm thanh thông thường như FLAC hoặc MP3, điều này cho phép MQA được phát lại trên các thiết bị không hỗ trợ MQA mà vẫn đảm bảo chất lượng âm thanh tuyệt đỉnh, không có bất kì sai xót nào xảy ra.

Nhược điểm của MQA

Vậy MQA có nhược điểm không, những nhược điểm đó là gì? Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì MQA cũng không tránh khỏi còn tồn tại những hạn chế, dưới đây là một số nhược điểm của MQA:

Khả năng tương thích với các thiết bị: có thể đánh giá MQA khá kén thiết bị, có thể không hoạt động được với một số thiết bị cơ bản và một số phần mềm cũng chưa được hỗ trợ. Nếu không có thiết bị hỗ trợ MQA, thì người dùng chỉ có thể nghe những tệp dữ liệu âm thanh cơ bản, làm giới hạn trải nghiệm âm thanh của người dùng.

Nhược điểm của MQA là khá kén thiết bị hỗ trợ, là công nghệ độc quyền nên không phải ai cũng có thể sử dụng
Nhược điểm của MQA là khá kén thiết bị hỗ trợ, là công nghệ độc quyền nên không phải ai cũng có thể sử dụng

Hạn chế về sự lựa chọn: do MQA là một công nghệ độc quyền, không phải tất cả các ứng dụng nghe nhạc trực tuyến và các ứng dụng stream nào cũng có thể áp dụng MQA được, nên sẽ gây ra rào cản cho người dùng nếu muốn trải nghiệm MQA.

Trăn trở về chuẩn âm thanh không MQA: nếu người dùng đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ MQA và tệp âm thanh MQA thì việc chuyển sang nguồn âm thanh không hỗ trợ MQA có thể sẽ làm giảm chất lượng âm thanh.

Tuy nhiên, những ưu điểm và nhược điểm trên về MQA đều là sự nhìn nhận trực quan nhất, tuỳ vào nhu cầu sử dụng và sở thích cá nhân để người dùng tự đánh giá công nghệ mã hoá âm thanh này có tác động tích cực như thế nào.

Để giải mã MQA cần gì?

Để giải mã MQA (Master Quality Authenticated) cần một số thiết bị và phần mềm hỗ trợ, chẳng hạn như:

Để giải mã MQA cần có DAC, phần mềm giải mã, nguồn nhạc MQA và sự kết nối phù hợp
Để giải mã MQA cần có DAC, phần mềm giải mã, nguồn nhạc MQA và sự kết nối phù hợp
  • Thiết bị hỗ trợ MQA: DAC (digital to analog converter) là thiết bị hỗ trợ MQA, MQA là một công nghệ âm thanh cao cấp, vì vậy bạn cần một DAC chuyên dụng để giải mã các tín hiệu MQA thành âm thanh chất lượng cao. Có nhiều DAC MAC khác nhau trên thị trường, người dùng nên lựa chọn ra một thiết bị tương thích với hệ thống của mình.
  • Phần mềm giải mã: để giải mã tệp âm thanh MQA trên máy tính, bạn cần sử dụng đến phần mềm hỗ trợ MQA Decoder, một số phần mềm khác cũng khá phổ biến như Audirvana, Roon, Tidal.
  • Nguồn nhạc MQA: muốn thưởng thức âm thanh MQA, cần phải có nguồn nhạc hỗ trợ MQA. Hiện nay có một số dịch vụ nghe nhạc trực tuyến chất lượng cao như tidal, những album và bản ghi âm MQA có sẵn để phát lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các bản ghi MQA hoặc tải xuống từ các nguồn khác.
  • Kết nối phù hợp: cần đảm bảo có sự tương thích khi kết nối giữa thiết bị phát MQA và DAC MQA. Các kết nối thông dụng nhất gồm có USB, cổng optical (cổng quang) hay kết nối không dây bluetooth.

Sau khi bạn đã có những thiết bị trên thì chỉ cần kết nối thiết bị của mình và sử dụng phần mềm MQA để giải mã tập tin âm thanh. Kết quả là sẽ có được chất lượng âm thanh chất lượng cao, tuyệt vời nhất.

Lưu ý khi sử dụng phần mềm giải mã MQA

Sau khi đã hiểu được các thiết bị mà MQA cần có khi hoạt động là gì, thì dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng phần mềm giải mã MQA:

Phiên bản phần mềm: đảm bảo bạn sử dụng phiên bản phần mềm MQA Decoder mới nhất, cập nhật phần mềm liên tục sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt và khắc phục các vấn đề tồn đọng tốt hơn.

Cấu hình máy tính: MQA Decoder đòi hỏi một máy tính có cấu hình đủ mạnh để xử lý âm thanh chất lượng cao. Mỗi lần nâng cấp phần mềm xử lý MQA cũng cần chú ý đến cấu hình máy tính, để đảm bảo nó đáp ứng yêu cầu tối thiểu để mang đến âm thanh MQA chất lượng cao.

Sử dụng phần mềm giải mã MQA cần có một máy tính với cấu hình đủ mạnh mẽ
Sử dụng phần mềm giải mã MQA cần có một máy tính với cấu hình đủ mạnh mẽ

Kết nối: kiểm tra kết nối giữa máy tính và thiết bị phát nhạc MQA, đảm bảo có sự kết nối phù hợp, chẳng hạn như phương thức kết nối USB, optical, bluetooth cần tương thích giữa nguồn phát và thiêt bị phát.

Thiết lập phần mềm: trước khi bắt đầu sử dụng phần mềm MQA Decoder, hãy kiểm tra các cài đặt trên giao diện phần mềm để xem file âm thanh có bị lỗi hay không, cần đảm bảo định dạng âm thanh đầu ra là MQA hoặc bất kì một định dạng nào khác mà MQA cung cấp.

Kiểm tra tương thích kết nối: trong nhiều trường hợp, giải mã tệp dữ liệu âm thanh MQA còn chịu ảnh hưởng vào sự kết nối tương thích giữa phần mềm và các thiết bị. Trước khi bỏ tiền ra đầu tư phần mềm, bạn có thể kiểm tra trước xem chúng nó hoạt động tốt khi kết nối với DAC MQA không.

Nguồn nhạc MQA: để giải mã MQA, bạn cần sử dụng tệp tin âm thanh hoặc dịch vụ nhạc hỗ trợ MQA.

Chất lượng âm thanh: MQA Decoder cho phép bạn thưởng thức âm thanh chất lượng cao, tuy nhiên, âm thanh cuối cùng được phát ra phụ thuộc vào chất lượng nguồn âm thanh và hệ thống âm thanh của bạn. Chính vì thế, bạn nên sử dụng những nguồn âm thanh có chất lượng tốt, để được tận hưởng những giai điệu tuyệt vời nhất.

MQA Decoder cho phép bạn thưởng thức âm thanh chất lượng cao
MQA Decoder cho phép bạn thưởng thức âm thanh chất lượng cao

Đây là lưu ý chung khi sử dụng phần mềm giải mã MQA, tuy nhiên, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng từ nhà cung cấp để có thêm nhiều thông tin chi tiết hơn.

Kết luận

Tóm lại, MQA là một công nghệ đột phá mới trong lĩnh vực âm thanh, giúp cải thiện âm thanh chất lượng cao, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người nghe. Ngoài ra, các sản phẩm được tích hợp MQA như ứng dụng nghe nhạc trực tuyến, nền tảng Stream, các dòng loa và tai nghe hỗ trợ MQA cũng đang rất thịnh hàng trên thị trường. Với những ưu điểm tuyệt vời đó, kế hoạch phát triển MQA dần trở thành xu hướng mũi nhọn trong lĩnh vực âm thanh.

Toàn bộ nội dung bài viết trên là thông tin về chủ đề “MQA là gì” cũng những kiến thức có liên quan, hy vọng những gì mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp khác hàng am hiểu hơn về âm thanh. Và đừng quên, hệ thống showroom của chúng tôi đang diễn ra hàng ngàn chương trình ưu đãi khác nhau cho các thiết bị âm thanh từ cơ bản đến chuyên dụng, chuyên nghiệp. Quý khách có thể ghé trực tiếp cửa hàng hoặc gọi điện đến số hotline trên website để được nhân viên tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *