Trong quá trình điều khiển và vận hành hệ thống âm thanh hoạt động, chắc hẳn bạn đã từng gặp hiện tượng loa bị rè hay loa bị sôi, đây là một trong những vấn đề khá phổ biến trong âm thanh. Nhưng nhiều người lại không biết nguyên nhân do đâu và cách khắp phục như thế nào. Vậy, bạn cũng đừng lo lắng quá nhé, dưới đây ITC Audio sẽ giúp các bạn chỉ ra một số nguyên nhân chính khiến loa rè, bị sôi và đưa ra một số cách khắp phục tình trạng này. Các bạn cùng đón nhận thông tin nhé!
Tình trạng loa bị rè, loa bị sôi
Hiện tượng loa bị rè hay loa bị sôi chúng ta thường bắt gặp khá nhiều khi vận hành hệ thống âm thanh hoạt động. Loa bị rè chính là hiện tượng âm thanh được phát ra từ loa không được tái tạo một cách chân thực, chính xác và rõ ràng, mà thay vào đó, chúng âm thanh bị pha lẫn nhiều tạp âm và tiếng nhiễu, đã bị biến dạng, méo mó và mất đi độ phản xạ và chi tiết của âm thanh. Bạn có thể tưởng tượng rằng khi bạn bị cúm, bị ốm, thanh quản của bạn bị tổn thương, giọng nói của bạn không còn được trơn tru và mượt mà như những khi bình thường nữa.

Hiện tượng loa bị sôi chúng ta thường hay bắt gặp khi hát karaoke nhiều hơn, tuy nhiên, những tiếng sôi này không rõ, chỉ khi đứng gần loa hoặc bạn để sát tai vào mới phát hiện ra được. Vậy nguyên nhân loa rè và loa bị sôi là do đâu, chúng ta sẽ cùng đi vào nội dung bên dưới.
Nguyên nhân loa bị rè, loa bị sôi
Hiện tượng loa bị rè và bị sôi bắt đầu từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến như:
Lý do chủ quan từ thiết bị
Hiện tượng loa bị rè hay loa bị sôi, chúng ta sẽ đi xét đến các yếu tố chủ quan trước nhé. Nguyên nhân khiến cho loa gặp các vấn đề này có thể là do:

- Loa không được trang bị dây nối đất dẫn đến hiện tượng nhiễu điện từ, âm thanh có thể bị méo do thiếu lạnh hoặc hở lạnh.
- Nguồn điện cung cấp cho loa hoạt động có xung điện quá mạnh, điều này có thể là do nguồn cấp được đấu nối từ các nguồn khác gần nhà máy.
- Loa bị rè cũng có thể do chiết áp bị hỏng, thay đổi volume âm thanh không chuẩn xác hoặc không còn linh hoạt như trước nữa và loa xuất hiện các tiếng nổ lụp bụp hoặc loa sẽ bị sôi.
- Loa phát ra âm thanh vượt quá mức công suất trung bình trong thời gian dài liên tiếp, dẫn đến tiếng bass bị rè, treble không sáng và xuất hiện những tiếng sôi trong khoảng lặng.
- Cố tình sử dụng loa khi loa đã bị hỏng.
- Dây loa đặt gần các thiết bị có bức xạ sóng mạnh, ví dụ như điện thoại hoặc máy tính, micro cầm tay, điều đó cũng làm cho loa phát ra âm thanh kỳ lạ và nhiều tạp âm. Ngoài ra, đặt loa gần thiết bị nổ hoặc động cơ đánh lửa cũng làm cho loa bị sôi, giảm thiểu chất lượng âm thanh.
- Dây loa và ổ cắm không đạt tiêu chuẩn, truyền tải tín hiệu và tiếp nhận nguồn điện không tốt.
Tắt loa chưa đúng cách
Nhiều người thường có thói quen ngắt nguồn đột ngột cho loa khi không sử dụng nữa, cách làm này sẽ gây phản tác dụng, gây ra các tiếp bụp bụp làm ảnh hưởng đến màng loa và giảm tuổi thọ của thiết bị. Đây là một trong những yếu tố tưởng chừng rất nhỏ, nhiều người không để ý nhưng nó có sức ảnh hưởng lớn đến loa loa bị rè đó.
Tắt amply chưa đúng cách
Tương tự như việc tắt loa, thì ngắt nguồn với amply đột ngột không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến mạch hoạt động bên trong thiết bị này, mà toàn bộ các loa kết nối cũng sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm các hiện tượng như loa bị rè, nhiễu tín hiệu cho lần phát sau. Nhiều người thường nghĩ việc ngắt nguồn của amply không có bất kì mối đe doạ nào tới loa, nhưng chắc chắn nó sẽ để lại hậu quả khôn lường mà chúng ta chưa thể lường trước được đó.

Loa bị rè do bạn để micro hú dài
Thông thường khi hát karaoke, chúng ta hay gặp các hiện tượng micro hú dài hơn bình bình thường, đây là biểu hiện cho thấy loa của bạn đang bị tổn hại nghiêm trọng đó, tiếng hú càng dài thì chứng tỏ loa đã bị hư hại càng nhiều.
Các tiếng hú này ban đầu do hiện tượng feedback từ micro, và khi tiếng hú đã lên tới dải âm treble, thì tiếng hú này trong 5 dây sẽ gấp 5 lần năng lượng để loa phát ra những âm thanh bình thường. Tiếng hú đó làm cho dây loa nóng dần lên và không kịp tản nhiệt, tạo ra mùi khét và dẫn đến các hiện tượng màng loa bị ảnh hưởng, loa bị rè, bị sôi, thậm chí là cháy nổ hư hại nặng nề. Để sửa loa bị rè trong trường hợp này có thể sẽ rất tốn kém và mất thời gian đó, quý khách hàng nên đặc biệt lưu ý.
Loa bị rè khi mở to
Khi bạn mở âm thanh lớn bất thình lình, các bộ phận bên trong loa có thể không xử lý âm thanh đó kịp thời, dẫn đến việc âm thanh bị rè hoặc biến dạng. Để khắc phục nguyên nhân này, bạn cần mở đưa âm lượng loa lên một cách từ từ để tránh gây shock cho màng loa và cũng là để âm thanh được mượt mà, trôi chảy nhất có thể.

Hệ thống loa không đủ công suất để đáp ứng nhu cầu sử dụng
Công suất loa cần tương ứng với không gian hoạt động, đây là điều kiện cơ bản khi thiết kế bất kì hệ thống âm thanh nào. Chẳng hạn như việc bạn sử dụng một cặp loa có công suất 200W cho không gian hoạt náo 500m2 cùng với vài trăm người tham gia thì điều này không thể mang lại hiệu quả được. Chính vì thế, để loa được phát huy tối đa khả năng âm học được thiết kế, bạn nên sử dụng chúng đúng không gian, đúng mục đích. Đừng để chính loa lại trở thành nguyên nhân ảnh hưởng đến màng loa, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh phát ra.
Amply quá tải so với công suất loa
Amply là thiết bị rất quan trọng trong bất kì dàn âm thanh nào, amply khuếch đại công suất và cung cấp tín hiệu cho hệ thống loa hoạt động. Nếu bắt ép main công suất hoạt động quá tải so với mức nó có thể chịu đựng được sẽ dẫn đến hiện tượng tín hiệu âm thanh bị hao phí, âm thanh đến loa bị nhiễu điện từ, méo mó, biến dạng, thậm chí, loa còn bị rè và tiếng sôi trong loa sẽ ngày càng nhiều hơn. Nghiêm trọng hơn, toàn bộ các loa kết nối với amply có thể sẽ bị cháy, gây tổn thất nặng nề cho toàn hệ thống. Và cách sửa loa bị rè trong trường hợp này gây khá nhiều khó khăn cho bạn đó.
Sử dụng EQ quá mức
Chúng ta đều đã biết Equalizer là thiết bị được sử dụng để chia cắt dải tần số còn dư hoặc không cần thiết, bạn vừa có thể căn chỉnh tự động, cũng có thể thao tác thủ công thông qua phần mềm điều khiển hoặc các eq tham số trên thiết bị. Nếu không có kiến thức và hiểu biết về thiết bị, rất có thể bạn sẽ cắt đi những dải tần số quan trọng, làm cho giai điệu phát ra không còn mượt mà, hoặc cũng có thể loa phát ra âm thanh ở dải treble quá cao trong thời gian liên tục, lâu dần làm cho loa bị rè, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của toàn hệ thống.
Chia crossover không hợp lý
Gần như việc setup các chương trình cho tất cả các thiết bị trong hệ thống âm thanh đều có sự ảnh hưởng nhất định đến hiện tượng loa bị rè hay bị sôi. Trong đó có crossover, thiết bị này được dùng để chia tín hiệu âm thanh theo các dải tần số high-mid-low.

Nếu như nó phân chia tín hiệu không đồng đều, để tín hiệu của dải bass đi vào loa mid hoặc đi vào các loa khác không phải subwoofer thì âm thanh sẽ biến dạng, méo mó, và lâu dần, việc tiếp nhận những tín hiệu âm thanh nằm ngoài khả năng tái tạo sẽ gây nên hiện tượng loa bị rè và nhiễu. Vì thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân đặc biệt quan trọng khiến cho loa bị sôi, bị rè, quý khách hàng nên chú ý để các thiết bị trong bộ dàn phát huy được tối đa công năng của chúng.
Sử dụng không đúng Compressor/Limiters
Compressor hay Limiters là thiết bị được sử dụng để xử lý âm thanh tự động, cân bằng âm thanh giữa các dải tần số. Chính vì thế, nếu bạn sử dụng các chức năng của thiết bị này không đúng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến loa, hiện tượng loa rè và bị sôi sẽ càng thêm nghiêm trọng hơn.
Các tiếng nổ lớn đột ngột xảy ra
Quy tắc vận hành các thiết bị trong hệ thống âm thanh luôn luôn mà mở các thiết bị từ trên xuống, nhưng khi tắt thì ngược lại, tắt lần lượt từ dưới lên trên, tức là amply/cục đẩy sẽ được mở cuối cùng và tắt đầu tiên. Nếu bạn không bật tắt lần lượt đúng quy trình, thì các loa sẽ xuất hiện các tiếng nổ lớn, hệ thống loa sẽ dần bị phá huỷ đi tính liên kết bền bỉ, ngày càng xuất hiện các vấn đề như rè, nhiễu, sôi, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng âm thanh.

Loa bị rè khi phát âm thanh cực trầm
Ở một số dòng, loa bị rè khi phát âm thanh ở ở dải tần số cực thấp, hay cũng chính là âm thanh của dải trầm. Theo một số chuyên gia và nhân viên kỹ thuật vận hành hệ thống âm thanh hoạt động thì khi âm thanh suống sâu, màng loa sẽ tạo nên các rung động mạnh mẽ và dẫn đến việc bị cạ vào côn loa gây ra rung động mạnh mẽ hơn.
Để kiểm tra hiện tượng này, bạn có thể dùng 5 đầu ngón tay và tỳ lên màng loa, với lực chia đều trên cả 5 ngón, nếu bạn thấy phát ra các tiếng kêu va chạm vào cốt thì tức là màng loa của bạn đã bị ảnh hưởng. Cách sửa loa bị rè với nguyên nhân này bạn nên đưa chúng đến các cửa hàng sửa chữa để được khắc phục tốt nhất.

Trong trường hợp bạn không thấy có tiếng kêu lạ phát ra khi ấn tay vào màng loa thì có thể thùng loa đã bị hở khí, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng lại các mặt và góc cạnh bên ngoài của loa. Và nếu vẫn không tìm ra nguyên nhân loa bị rè khi phát âm thanh ở dải tần số thấp, bạn nên mang loa đến những nơi chuyên thiết bị âm thanh để sửa, làm loa hết rè.
Cách khắc phục loa bị rè, bị sôi hiệu quả
Biết được nguyên nhân loa bị rè hay loa bị sôi thì cách khắc phục các vấn đề trên cũng khá đơn giản. Dưới đây là một số cách khắc phục loa bị rè, loa bị sôi, nhiễu tín hiệu mà chúng tôi tổng hợp lại gửi tới quý bạn đọc:
Kiểm tra dây loa
Kiểm tra dây loa là yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần làm để khắp phục các hiện tượng loa bị rè, bị sôi:
- Xem xét dây loa xem có bị đứt, gãy, nứt hay ăn mòn và rỉ sét ở đâu không, rất có thẻ các dây loa kém chất lượng sẽ gặp vấn đề đó.
- Ưu tiên tìm mua dây loa đến từ các thương hiệu uy tín, đã được công nhận trên thị trường có chất lượng tốt một chút, dây loa chịu trách nhiệm đưa tín hiệu từ thiết bị khuếch đại đến loa, chính vì thế, dây loa bị ảnh hưởng cũng là một nguyên nhân lớn làm cho loa bị rè, bị sôi, nhiễu.

Kiểm tra loa
Kiểm tra loa để phát hiện các hiện tượng như:
- Màng loa có bị ngấm nước hay không, hay lõi côn loa có bị lệch tâm hay không, để từ đó đưa ra điều chỉnh cho phù hợp.
- Kiểm tra ống côn loa và nam châm có bị chạm vào nhau hay không, nếu có, rất có thể sẽ gây ra hiện tượng âm thanh bị nhiễu hoặc bị rè.
- Tiếp theo, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các mối ghép nối của các bộ phận bên trong củ loa như màng loa và côn loa, màng loa và mạng nhện xem chúng có bị hở hay không. Tuy nhiên, để quá trình kiểm tra diễn ra an toàn và đạt chuẩn kỹ thuật nhất, bạn có thể nhờ đến ai đó am hiểu về các thiết bị âm thanh để yên tâm hơn.
- Vệ sinh màng loa nếu bám bụi bẩn hoặc các vật thể lạ, để âm thanh phát ra không có hiện tượng bị méo tiếng, không bị rè hoặc bị nhiễu.
Kiểm tra các jack kết nối
Bạn cần đảm bảo rằng các kết nối âm thanh như dây loa, cáp nguồn hay một số kết nối khác đều được thực hiện đúng cách, và kết nối đúng tiêu chuẩn, không để hở các nguồn mạch bên trong, để đảm bảo tín hiệu âm thanh không bị nhiễu bởi một số yếu tố bên ngoài.

Kiểm tra dây kết nối thiết bị với micro
Một lời khuyên mà ITC Audio muốn nhắn gửi tới quý khách hàng đó là không nên sử dụng các jack kết nối đi kèm khi mua dòng micro có dây, bởi phụ kiện đó thường là hàng kém chất lượng, không được gia cố cẩn thận, làm suy hao tín hiệu trong quá trình truyền tải. Bên cạnh đó, jack cắm micro còn khá lỏng lẻo, quan sát bằng mắt thường bạn cũng có thể phát hiện ra. Do đó, việc sử dụng các jack cắm này sẽ làm cho các loa bị rè, nhiễu tín hiệu, cung cấp âm thanh không mong muốn, cũng là một nguyên nhân chúng ta có thể lường trước được.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề loa bị rè, bị sôi, nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến cho quý khách hàng nhiều sự hiểu biết về lĩnh vực âm thanh hơn cũng như cách sửa, cách khắc phục, xử lý hiện tượng này.
Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới gọi trực tiếp đến số hotline trên website để được nhân viên tư vấn cụ thể, chi tiết hơn nhé. ITC Audio kính chúc quý khách có thật nhiều sức khoẻ và niềm vui!
VD Group phân phối độc quyền các sản phẩm thương hiệu ITC tại Việt Nam cung cấp các giải pháp âm thanh cho hội trường, phòng họp, nhà hàng, quán cafe, trường học, bệnh viện, chung cư…
Sản phẩm ITC đa dạng cung cấp đủ cho các giải pháp âm thanh như: Loa, Amply, Mixer, Cục đẩy công suất, các thiết bị âm thanh chuyên dụng…