Reverb là hiệu ứng quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc và trong các dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp. Với khả năng tạo ra không gian âm nhạc phong phú, tự nhiên, đầy sự liên tưởng, reverb đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một trải nghiệm âm thanh độc đáo và hấp dẫn. Vậy bạn đã biết reverb là gì nay chưa, cách điều chỉnh reverb như thế nào, chúng ta cùng đi vào nội dung bài viết dưới đây nhé.

Reverb là gì? Một hiệu ứng âm thanh đặc biệt quan trọng trong sản xuất âm nhạc
Reverb là gì? Một hiệu ứng âm thanh đặc biệt quan trọng trong sản xuất âm nhạc

Reverb là gì? Tìm hiểu về reverb

Trước tiên, chúng ta cùng đi trả lời cho câu hỏi “reverb là gì“. Reverb là hiệu ứng dội lại của âm thanh, khi sóng âm thanh phản xạ khỏi các bề mặt trong không gian đó. Hay nói cách khác, reverb là tập hợp các tiếng phản xạ âm khi âm thanh phát ra và dội lại khi gặp các vật chắn trong không gian như tường, đồ vật. Những tiếng phản xạ này vọng lại nhanh hay chậm tuỳ vào khoảng cách và chất liệu của vật cản đó.

Reverb là hiện tượng phản xạ âm như khi bạn hét to trong phòng kín hoặc một hang động
Reverb là hiện tượng phản xạ âm như khi bạn hét to trong phòng kín hoặc một hang động

Ví dụ trực quan nhất về reverb như khi bạn nói trong một căn phòng kín, hét to trong một hang động, âm thanh sau khi phát ra gặp phải các vật cản là tường, vách đá sẽ tạo thành các tiếng vọng lại, chậm và nhỏ dần kèm theo âm thanh gốc. Trong một số trường hợp đặc biệt, reverb giúp người nghe có thể phán đoán ra được diện tích, chiều sâu của không gian đó, giúp cứu nguy trong những tình huống khẩn cấp.

Hiện tượng phản xạ âm mang tới những âmn thanh mềm mại, hát karaoke sẽ đỡ tốn hơi và đỡ mệt hơn
Hiện tượng phản xạ âm mang tới những âmn thanh mềm mại, hát karaoke sẽ đỡ tốn hơi và đỡ mệt hơn

Như vậy, reverb là một hiệu ứng phản xạ âm thanh, tạo ra những âm thanh mềm mại, giúp người hát đỡ tốn hơi hơn. Trong sản xuất âm nhạc, reverb được sử dụng để mô phỏng các trường âm thanh khác nhau, tăng thêm độ sâu và độ rộng của tín hiệu đã ghi, đây được coi là một công cụ quan trọng để nâng cao trải nghiệm xem phim, nghe nhạc, ca hát cho mọi người.

Một số loại reverb điển hình trong không gian như: reverb hall (hội trường), reverb stage (sân khấu), reverb room (trong phòng),…

Các thông số của reverb là gì ?

Để làm rõ cho khái niệm “reverb là gì”, dưới đây là một số thông số quan trọng khi tìm hiểu về reverb:

Một số thông số cơ bản cần nắm khi tìm hiểu về reverb là gì
Một số thông số cơ bản cần nắm khi tìm hiểu về reverb là gì

Size: roomsize, hall size, height, width, depth, chính là kích thước không gian để nguồn âm phát ra.

Pre delay: thời gian kể từ khi âm thanh gốc phát ra đến khi âm thanh phản xạ đầu tiên vọng lại.

Early refllection level: cường độ của âm phản xạ đầu tiên, tuỳ thuộc vào bề mặt phản xạ âm.

Density: mật độ của âm phản xạ, tức là có bao nhiêu âm phản xạ được tạo tra trong 1 giây. Density càng lớn tức là càng có nhiều vật chắn trong không gian.

Diffusion: độ tán xạ âm thanh – độ dày đặc của tiếng vang khi các âm phản xạ hoà vào nhau, càng nhiều đồ vật trong không gian thì bạn càng khó nghe thấy các âm phản xạ hơn.

Decay time: thời gian để các âm phản xạ tan mất (không còn nghe thấy tiếng dội lại). Thông số này càng lớn, càng cảm thấy không gian rộng.

Spread: mức độ phát tán âm dội, số lượng âm bị dội lại nhiều hay ít.

Wet/dry – mix: tỷ lệ tiếng reverb so với âm thanh thanh gốc.

Release density: độ dày đặc của âm phản xạ ở thời gian cuối.

Chức năng của reverb trong âm thanh là gì? 

Chẳng lấy ví dụ ở đâu xa, khi bạn hát hoặc đánh một bản Guitar, âm thanh sẽ phản xạ lại khi gặp lại các vật chắn trong không gian, các tiếng phản xạ vọng lại khiến bạn cảm thấy giai điệu này hay và ấm hơn. Vai trò cốt lõi của reverb là gắn kết nhiều nguồn âm thanh khác nhau để tạo nên một đường tín hiệu hoàn chỉnh nhất, hay nhất đến tai người nghe. Nếu không có reverb, bản nhạc sẽ rời rạc, nhạc và lời bị tách biệt, không có sự hoà trộn.

Reverb mang tới bát hát với nhiều cảm xúc, giọng hát sang hơn, bền hơn
Reverb mang tới bát hát với nhiều cảm xúc, giọng hát sang hơn, bền hơn

Trong bất kì hệ thống âm thanh hội trường hay dàn karaoke nào, reverb rất quan trọng, nó giúp cho giọng hát hay hơn, ấm hơn và mang lại cảm giác bền hơi hơn, đặc biệt là tái tạo giọng nói và giọng hát qua micro rất biết nịnh tai người khác. Reverb được tích hợp nhiều trên bàn trộn âm thanh và các vang số hiện đại, yêu cầu người dùng phải am hiểu sản phẩm và có kiến thức mới có thể điều chỉnh được.

Thêm vào đó, reverb còn tạo cho người nghe về không gian, bát hát được cất lên với nhiều cảm xúc, giọng hát sang hơn, bền hơn, tạo cảm hứng cho người nghe cảm thụ âm nhạc.

Công dụng của reverb trong dàn âm thanh cũng được phân chia thành các nội dung chính sau:

Tạo không gian âm thanh: reverb có khả năng tạo ra một không gian rộng mở cho âm thanh, mang đến âm thanh chân thực, tạo ra cảm giác rõ ràng của không gian xung quanh.

Tạo chiều sâu và không gian địa lý: reverb sử dụng để định vị âm thanh trong không gian, bằng cách điều chỉnh thời gian và mức độ reverb, mang đến những âm thanh trong không gian xa hay gần, với tính năng này, bản nhạc được cất lên dễ tạo cảm hứng cho người nghe.

Tạo hiệu ứng âm thanh đặc biệt: có thể căn chỉnh các thông số của reverb để mang đến những hiệu ứng âm thanh đặc biệt, chẳng hạn như reverb ngược, reverb lặp lại hoặc reverb với độ phân giải thấp, đây là những kỹ xảo thường dùng trong sản xuất âm nhạc.

Tách âm thanh: reverb có thể sử dụng để tách âm thanh trong các bản thu âm, ghi âm để âm thanh chính được rõ ràng chi tiết hơn.

Cân bằng âm thanh: khi thu âm bài hát, âm thanh có thể bị lệch và không đều, reverb lúc này có thể sử dụng các thông số của mình để cân bằng âm thanh, tạo ra những tín hiệu phản xạ nhất định, âm thanh mượt mà, êm ái và trở nên hoàn hảo hơn.

Các chế độ của reverb 

Để điều chỉnh và tạo ra nhiều hiệu ứng reverb khác nhau, có nhiều chế độ của được sử dụng. Dưới đây là một số chế độ reverb phổ biến:

Room reverb – căn phòng thông thường

Mô phỏng hiệu ứng reverb trong một không gian nhỏ, như phòng ngủ, nhà tắm, phòng thu âm, các vật cản bên trong chủ yếu là tường bê tông, gỗ, cùng nhiều đồ vật lỉnh kỉnh khác, âm thanh va đập lộn xộn.

Room reverb - chế độ reverb của căn phòng thông thường
Room reverb – chế độ reverb của căn phòng thông thường

Tiếng reverb trong căn phòng này sẽ không được mượt mà và vang dội tốt như các phòng hát karaoke, nên khi setup hệ thống âm thanh cho không gian này, cần lưu ý về khoảng cách, vị trí lắp đặt và công suất loa để âm thanh phát ra được mượt mà, có độ sâu và hay nhất.

Hall reverb – Khán phòng/Hội trường

Chế độ này mô phỏng hiệu ứng âm thanh trong một không gian lắm như nhà hát, hội trường, hành lang, đây cũng là chế độ mà nhiều người hiểu sai và lạm dụng một cách thiếu hiệu quả. Ở chế độ hội trường, các bài hát được tạo như ở trong một không gian rộng lớn, âm phản xạ nhiều và kéo dài hơn chế độ room, mang đến âm thanh có chiều sâu, êm ái và ngọt ngào hơn.

Hall reverb - chế độ reverb của khán phòng hay hội trường
Hall reverb – chế độ reverb của khán phòng hay hội trường

Nếu chế độ này chỉnh không chuẩn, tiếng reverb bị thừa mang đến cảm giác khó chịu cho người nghe, âm thanh vọng lại chát và rất tù.

Chamber reverb

Lần đầu tiên được ra đời bởi Bill Putnam vào năm 1947, chế độ này mang tới âm thanh sâu và ít âm phản xạ hơn, được áp dụng khá phổ biến trong các dàn karaoke. Để tạo ra được Chamber reverb, bạn chỉ cần đặt loa vào trong căn phòng, đặt các tấm phản xạ âm ở phía trước và cho loa phát ra âm thanh. Toàn bộ âm thanh phản xạ và âm thanh gốc phát ra được thu lại bởi một chiếc micro có độ nhạy cao.

Chamber reverb, âm thanh phản xạ bởi các tấm phản xạ trong phòng
Chamber reverb, âm thanh phản xạ bởi các tấm phản xạ trong phòng

Plate reverb

Được phát minh lần đầu vào năm 1957 bởi một công ty âm thanh đến từ nước Đức. Hiệu ứng reverb này không nhằm tái hiện một không gian cụ thể nào. Plate reverb mang đến những âm thanh dày, tự nhiên, được tạo ra bởi sự rung động từ các tấm kim loại lớn có tích điện, được sử dụng rộng rãi trong các bản nhạc pop và rock.

Plate reverb - âm thanh được tạo ra bởi các tấm kim loại lớn có tích điện
Plate reverb – âm thanh được tạo ra bởi các tấm kim loại lớn có tích điện

Sping reverb

Được ra rời vào cuối những năm 60 của thế kỉ trước, spring reverb có cơ chế hoạt động khá giống với plate reverb, âm thanh được ra bởi sự rung động của các lò xo kim loại tích điện. Âm thanh vọng lại sống động và có nét đặc trưng riêng, được sử dụng nhiều trong các bản guitar, nhạc surf.

Sping reverb tạo ra bởi sự rung động của các lò xo kim loại có tích điện
Sping reverb tạo ra bởi sự rung động của các lò xo kim loại có tích điện

Impulse Response

Hay còn gọi là reverb phức hợp, chỉ với một cú nhấp chuột, chế độ này giúp tái hiện lại tất cả mọi thứ từ môi trường thực tế như trong hang động, hội trường lớn, nhà Quốc hội, nhà hát. Chế độ này được xem là cao cấp nhất trong các hiệu ứng reverb hiện nay, có thể xử lý được mọi tín hiệu âm thanh mà không thua kém bất kì thiết bị đắt tiền nào.

Impulse Response - chế độ reverb hiện đại nhất hiện nay
Impulse Response – chế độ reverb hiện đại nhất hiện nay

Mẹo sử dụng reverb hiệu quả nhất 

Không phải ai cũng có thể điều chỉnh và sử dụng reverb trơn tru, hiệu quả được. Bởi thông số reverb khá phức tạp, điều chỉnh hiệu ứng cần phải căn ke về diện tích không gian, số lượng người tham gia, kinh nghiệm thực tiễn, khả năng phán đoán. ITC Audio với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực âm thanh xin chia sẻ một số lưu ý khi sử dụng reverb để quý khách hàng yên tâm hơn:

Cách chỉnh reverb – send hay insert

Báo cáo khảo sát khách hàng và khảo sát thực tế cho thấy, hơn 70% người dùng lựa chọn thiết lập chế độ send thay vì insert. Sự khác nhau giữa 2 thiết bị này gồm có:

  • Send: reverb không làm thay đổi tín hiệu gốc, có thể hiểu đơn giản, reverb tạo ra một bản copy âm thanh gốc và xử lý tín hiệu trên bản copy đó.
  • Insert: reverb trực tiếp xử lý tín hiệu âm thanh và làm thay đổi tín hiệu gốc.
Cách chỉnh reverb – send hay insert để mang lại hiệu quả tuyệt vời nhất
Cách chỉnh reverb – send hay insert để mang lại hiệu quả tuyệt vời nhất

Vai trò của reverb là tạo ra các tiếng vang dội cùng âm thanh gốc, các tín hiệu này kết hợp thành 1 đường tín hiệu hoàn hảo và truyền tải đến tai người nghe, chính vì thế, sử dụng reverb send sẽ hợp lý hơn. Khi điều chỉnh chế độ send, bạn nên để Wet ở mức 100%, điều chỉnh revervb thông qua thông số của send reverb trên track nhạc cụ để không làm ảnh hưởng đến tín hiệu gốc và biến đổi chất lượng âm thanh.

Chỉ sử dụng khi cần thiết

Có thể nói vui rằng “reverb rất dễ đò đưa người khác”, “reverb là con nghiện khó bỏ”. Reverb mang đến âm thanh ở tầm cao mới, nhưng lạm dụng reverb sẽ khiến cho bài hát của bạn trở thành “thảm hoạ”, vì vậy bạn nên cân nhắc kĩ trước khi điều chỉnh hiệu ứng này.

Lựa chọn room mode

Nếu bạn muốn tạo ra những bản mix như trong một nhà hát chuyên nghiệp thì room mode là chế độ phù hợp nhất. Room mode trên reverb cũng có nhiều mức chọn như hall, room, studio,… để bạn lựa chọn. Lúc này bạn hãy chọn preset phù hợp với sở thích và nhu cầu, đồng thời chỉnh lại các thông số để bản mix được hay nhất.

Một số điều bạn chưa biết về reverb 

Xung quanh câu hỏi “reverb là gì”, “công dụng của chúng là gì” thì chúng tôi còn nhận được khá nhiều thắc mắc từ khách hàng xoay quanh chủ đề reverb. Dưới đây là một số thông tin bổ sung về reverb:

Trong 2 căn phòng với cùng diện tích, cùng một nguồn âm thanh phát ra, nhưng vật liệu của các vật cản khác nhau hoặc vị trí đặt vật cản khác nhau thì reverb cũng mang tới những âm thanh khác nhau, reverb khá đặc biệt, nó yêu cầu những con số chính xác tuyệt đối.

Cùng không gian, cùng nguồn âm, nhưng vật cản khác nhau thì âm thanh phản xạ sẽ khác nhau
Cùng không gian, cùng nguồn âm, nhưng vật cản khác nhau thì âm thanh phản xạ sẽ khác nhau

Chế độ reverb nào hay nhất? Thực chất, reverb không có chế độ nào hay nhất mà chỉ có chế độ phù hợp nhất. Reverb phụ thuộc vào không gian, vật cản, vị trí, để tạo ra sự dội lại của âm thanh, căn cứ vào những đặc tính đó để người dùng chọn ra được chế độ phù hợp và điều chỉnh thông số cho bản mix hay nhất.

Reverb với echo khác nhau như thế nào? 

Reverb và echo đều là các hiệu ứng âm thanh sử dụng để mô phỏng âm thanh trong không gian và độ sâu của chúng, nhiều người dễ lầm tưởng giữa reverb và echo, dưới đây, chúng tôi sẽ phân biệt sự khác nhau giữa echo và reverb để khách hàng có thể hiểu hơn về đặc trưng của từng hiệu ứng:

Sự khác nhau giữa reverb và echo
Sự khác nhau giữa reverb và echo
Reverb Echo
Tạo ra các âm phản xạ cùng âm thanh gốc với tiếng ngân, âm thanh mượt mà, có độ sâu và truyền cảm hơn. Tạo ra một bản sao của âm thanh gốc với cường độ nhỏ dần, phát ra trong khoảng thời gian cụ thể. Ví dụ, khi bạn nói “alo” vào micro, các tiếng “alo”, “alo”, “alo” được phát ra tiếp sau sau âm thanh gốc.
Âm thanh phản xạ được phát lại với tần số ngẫu nhiên. Âm thanh phản xạ được điều chỉnh để phát ra ở một tần số nhất định.
Tăng cường hiệu ứng cho reverb sẽ hay hơn echo. Chưa được phát triển nhiều tính năng như reverb.
Sử dụng để tạo ra không gian cho âm thanh, âm thanh trở trung thực và tự nhiên hơn. Tạo ra các hiệu ứng âm thanh đặc biệt, tạo sự phân tán cho âm thanh.

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà chúng tôi chắt lọc để gửi tới quý khách hàng về chủ đề “reverb là gì“, cũng như các chức năng, công dụng mà reverb mang lại là gì. Hy vọng những thông tin đó sẽ giúp ích cho quý khách hàng trong quá trình lựa chọn, tìm kiếm sản phẩm. Kính chúc quý khách sớm tìm mua được sản phẩm ưng ý cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *