Cùng với công suất, độ nhạy, trở kháng thì SPL là một thông số quan trọng và thường xuyên xuất hiện trên các thiết bị âm thanh. Vậy SPL là gì, SPL có ảnh hưởng gì tới khả năng hoạt động của các thiết bị và cách xác định SPL như thế nào cho phù hợp với loa, chúng ta cùng đi vào nội dung bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin nhất nhé.
Tìm hiểu SPL là gì?
Để tìm hiểu SPL là gì, chúng ta sẽ đi khai thác từng ý nhỏ như khái niệm SPL, cách đo lường SPL trong âm thanh.
Khái niệm SPL là gì?
Trước hết, chúng ra sẽ đi tìm hiểu SPL là gì nhé. SPL được viết tắt bởi cụm từ Sound Pressure Level, dịch sang tiếng Việt là mức độ áp suất âm thanh. Đây là một thông số kĩ thuật quan trọng trên bất kì một thiết bị âm thanh nào, đặc biệt là loa, dùng để đo lường độ lớn của âm thanh phát ra, đơn vị đo của SPL là decibel (dB). SPL được tính dựa trên hiệu quả đo lường logarit áp suất âm thanh hiệu dụng của một âm thanh so với một giá trị tham chiếu (trích dẫn nguồn từ Wiki).

Áp suất âm thanh biểu thị cho sự thay đổi của áp suất sóng âm trong môi trường, SPL dùng để đánh giá mức độ ồn hoặc độ lớn của âm thanh khi phóng ra trường âm. Tham chiếu cho Sound Pressure Level là ngưỡng nghe được của tai người trưởng thành, được xác định trong khoảng 20Hz-20kHz.
Cách đo lường SPL trong âm thanh
Để đo lường giá trị Sound Pressure Level trong âm thanh, cụ thể là loa, bạn cần sử dụng một thiết bị để đo âm thanh, tên gọi là sound level meter hoặc decibel meter. Các bước cần thực hiện như sau:
- Đặt loa trên một vách ngăn sao cho phần nón loa hướng vào buồng không dội âm, tức là nơi không có phản xạ âm.
- Trang bị một chiếc micro có độ nhạy cao và đặt cách loa 1 mét sao cho loa và micro cùng vuông góc với một mặt phẳng bên dưới và khoảng cách giữa 2 thiết bị theo phương thẳng đứng đến mặt phẳng là bằng nhau.
- Cho loa phát ra âm thanh với các giai điệu ở tần số khác nhau trong khoảng 20Hz-20kHz.
- Sử dụng phần mềm đo lường các giá trị của loa để lấy kết quả (LMS). Tần số hiển thị ở trục x và giá trị SPL biểu thị ở trục Y.

Lưu ý: kết quả SPL có khả năng bị ảnh hưởng bởi môi trường và khoảng cách giữa nguồn phát âm và micro. Vì vậy, để Sound Pressure Level chính xác nhất, cần đảm bảo micro và nguồn âm được đặt cố định trong cùng một môi trường, không dịch chuyển và không để rung động ảnh hưởng. Ngoài ra, khi mức âm lượng lớn, SPL lớn cũng có thể gây hại đến thính giác của bạn hoặc ảnh hưởng tới một số vấn đề khác, vì vậy sử dụng công cụ đo lường SPL cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và quy định để đảm bảo an toàn.
Ý nghĩa của SPL
Mức áp suất âm thanh SPL còn được hiểu là độ nhạy của loa, thể hiện âm lượng của loa khi phát ra ở một khoảng cách và mức công suất nào đó. SPL càng lớn thì âm thanh càng to, có thể ảnh hưởng đến thính giác và mang đến cho người nghe cảm nhận khó chịu.

SPL còn được dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động và so sánh khả năng phát thanh giữa các thiết bị như loa, amply, cục đẩy, mixer,… Chẳng hạn như, so sánh 2 chiếc loa karaoke có cùng mức công suất, độ nhạy của loa A là 98dB, loa B là 105dB suy ra loa B có khả năng phát ra âm thanh to hơn. Do đó, việc lựa chọn loa có SPL phù hợp rất quan trọng trong việc mang đến trải nghiệm âm nhạc tốt cho người nghe.
Ngoài ra, khi thiết kế, xây dựng một hệ thống âm thanh, SPL cũng có một vai trò hết sức quan trọng, nó sẽ giúp tránh được các vấn đề như méo tiếng hay vượt quá mức độ ồn cho phép, giúp các thiết bị âm thanh phát huy tối đa khả năng âm học được thiết kế.
Thông số SPL có trên những thiết bị âm thanh nào?
Như đã giải thích SPL là gì, chúng ta đã biết thông số này xuất hiện khá phổ biến trên một số thiết bị âm thanh như:
Các dòng loa âm trần, loa treo tường, loa phóng thanh, loa array, loa karaoke, loa hội trường,… SPL để chỉ cường độ âm thanh mà loa phát ra hoặc mức độ ồn tối đa mà loa có thể phát được.
Micro: các dòng micro cổ ngỗng, có dây hay không dây thì Sound Pressure Level vẫn là chỉ số để đo lường mức độ âm thanh tối đa mà micro có thể nhận được trước khi bị hỏng.
Tai nghe: SPL trên tai nghe mô tả mức độ âm thanh tối đa mà nó có thể phát ra trước khi gây hại cho người dùng.

Ngoài ra, SPL còn xuất hiện trên một số thiết bị âm thanh khác như amply, cục đẩy công suất, mixer, đầu thu, bộ điều khiển,… Đều là con số để đánh giá về độ ồn mà thiết bị có thể chịu được. Có thể đánh giá, SPL cực kì quan trọng trong quá trình lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sở thích và đặc điểm hoạt động.
Chỉ số SPL ở mức nào là tốt?
Không có một nhận định cụ thể nào về chỉ số Sound Pressure Level ở mức độ A (dB) là tốt hay xấu, bởi điều này còn phụ thuộc vào không gian hoạt động, độ ồn của trường âm, khoảng cách giữa loa với người nghe và mục đích, nhu cầu sử dụng của người dùng. Mức độ SPL tốt hay chưa nằm ở chỗ thời gian tai người tiếp xúc với âm thanh và kiểu âm thanh độc hại nào sẽ tác động tới. Các tiêu chuẩn về SPL cho các dòng loa thường sẽ được xác định khi biết đó là dòng loa là gì và chúng hoạt động ở môi trường nào. Chẳng hạn như:

Các dòng loa bookshelf phục vụ cho nghe nhạc thư giãn, giải trí trong phòng khách hay phòng ngủ: mức SPL phổ biến cho trường hợp này thường giao động trong khoảng 86dB đến 95dB là lý tưởng nhất. Đây là mức ồn trung bình, mang đến trải nghiệm âm thanh tốt và đảm bảo an toàn cho thính giác.
Trong hệ thống âm thanh hội trường, sân khấu biểu diễn, sử dụng các dòng loa karaoke, loa array thì giá trị SPL sẽ cao hơn, giao động trong khoảng 95-120dB hoặc thậm chí hơn, tuỳ thuộc vào loại sự kiện và không gian hoạt động.
Surround Sound: lắp đặt trong các rạp chiếu phim, Sound Pressure Level trên loa phù hợp cho không gian này trong khoảng 90-110dB. Với một số bộ phim hành động hay phim khoa học viễn tưởng, SPL có thể cao hơn một chút để tăng cường trải nghiệm âm thanh cho khán giả.
Và đương nhiên, việc lựa chọn loa với chỉ số SPL phù hợp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kể trên.
Sự khác biệt giữa mức áp suất âm thanh và công suất âm thanh
Nhiều người thường lầm giữa mức áp suất âm thanh (SPL) và mức công suất âm thanh (SWL). Cả 2 giá trị này đều được dùng để mô tả âm thanh, nhưng ý nghĩa biểu thị và cách tính của chúng hoàn toàn khác nhau.
Mức áp suất âm thanh – Sound Pressure Level – SPL đùng để đo lường mức độ ồn của âm thanh trực tiếp tác động đến tai người và là thước đo của sự nhiễu loạn của áp suất khí quyển do sóng âm gây ra trong điều kiện tính toán trước. Mức áp suất âm này chúng ta có thể nghe thấy được trong khi mức công suất âm thanh thì không. Đơn vị đo SPL là decibel (dB), biểu thị mức độ của áp suất so với ngưỡng tham chiếu, SPL càng cao thì âm thanh càng lớn.
Công suất âm thanh để đo lường độ lớn của âm thanh được phát ra từ một nguồn âm nào đó, không phụ thuộc vào khoảng cách hay môi trường xung quanh, càng không phải là thước đo cho sự nghe thấy của tai người. Công suất âm thanh thường được sử dụng để đánh giá khả năng phát ra âm thanh của một thiết bị hay một hệ thống âm thanh. Để hiểu chi tiết hơn về công suất loa, bạn có thể tham khảo bài đọc sau:

Phân biệt rõ được sự khác nhau giữa mức áp suất âm thanh và công suất âm thanh là gì giúp người dùng sử dụng các giá trị này đúng mục đích, đúng trường hợp.
Một số điều thú vị về “Sound Pressure Level là gì?”
SPL max: là giá trị tối đa của mức áp suất âm thanh, biểu thị mức độ cao nhất mà âm thanh có thể đạt được trong một ngữ cảnh cụ thể. SPL max trên loa là giới hạn âm thanh mà loa phát ra được trước khi bị hỏng. Còn SPL trên micro là mức âm thanh tối đa mà micro có thể tiếp nhận được trước khi âm thanh bị biến dạng.

Công thức tính mức áp suất âm thanh: Ptotal = Pstat + P, trong đó Ptotal chính là tổng của áp suất và Pstat là mức áp suất tĩnh.
Các chỉ số SPL trên mỗi thiết bị âm thanh được đo trong điều kiện tiêu chuẩn với độ chính xác cao nhất.
Tuy nhiên, SPL không có giá trị chính xác tuyệt đối, các yếu tố tác động lên SPL vẫn có sai số và con người không kiểm soát được, nên giá trị SPL được đo tại mỗi thời điểm sẽ có sự xê dịch về kết quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề SPL là gì cũng như lời giải thích sound pressure level là gì tới quý khách hàng. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại nhiều sự am hiểu hơn cho bạn đọc về lĩnh vực âm thanh. Và đừng quên, tại website của chúng tôi đang diễn ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho các dòng loa âm trần và loa treo tường hot nhất thị trường.
Bạn có thể ghé cửa hàng trực tiếp hoặc gọi điện đến số hotline trên website để được nhân viên tư vấn, giải đáp chi tiết hơn nhé. Kính chúc quý khách sớm tìm mua được sản phẩm ưng ý.
VD Group phân phối độc quyền các sản phẩm thương hiệu ITC tại Việt Nam cung cấp các giải pháp âm thanh cho hội trường, phòng họp, nhà hàng, quán cafe, trường học, bệnh viện, chung cư…
Sản phẩm ITC đa dạng cung cấp đủ cho các giải pháp âm thanh như: Loa, Amply, Mixer, Cục đẩy công suất, các thiết bị âm thanh chuyên dụng…