“Tone” là một thuật ngữ quen thuộc khi chúng ta bàn luận về giọng hát, giọng nói, âm nhạc, âm thanh, “tone này hay quá, Bùi Anh Tuấn và những lần lên tone đỉnh cao, hết hồn khi Dương Hoàng Yến lên tone 10 lần trong một bài hát,…” đều là những câu cảm thán liên quan đến “tone”!. Chắn hẳn, lĩnh vực âm thanh đã dành không ít sự quan tâm đặc biệt cho “tone” để nhiều người biết đến nó như thế. Vậy, tone là gì, các tone nhạc từ thấp đến cao là gì, chúng ảnh hưởng đến âm thanh phát ra như thế nào thì chúng ta cùng ITC Audio đi vào bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hơn nhé.

Tìm hiểu tone là gì?
Tone là gì? Tone là một từ mượn tiếng Anh và được Việt hoá trong lĩnh vực âm nhạc, tone có phiên âm là “tông”, có nghĩa là giọng, giọng nói, giọng hát hoặc giọng của một bài hát nào đó. Vậy tone trong âm nhạc là gì, đây là một thuật ngữ để nói về giọng hát của ai đó khi cất lên, có nhiều loại tone khác nhau và các thông tin bổ sung dưới đây sẽ bổ sung để tất cả chúng ta đều hiểu được “tone là gì“.
Tone nhạc là gì?
Tone nhạc là giọng của bản nhạc, giọng của bản nhạc dùng để quy ước độ cao của một giai điệu nào đó. Giai điệu được tạo nên bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa các tone nhạc, các giai điệu khác nhau sẽ do các tone nhạc khác nhau đan xen thứ tự và thay đổi thời gian xuất hiện. Ngoài ra, tone nhạc cũng quan trọng trong việc xác định các hợp âm, là một yếu tố để những người chơi nhạc và người hát dễ dàng bắt nhịp hơn, đây là lý do vì sao mà chúng ta luôn thuộc một bản nhạc dễ hơn là thuộc một dung nào đó.

Các tone nhạc từ thấp đến cao chính là chỉ sự tăng dần của tone nhạc, được xếp từ tone thấp nhất và tiến dần lên tone cao nhất. Mỗi tone nhạc sẽ thể hiện một tần số âm thanh khác nhau, đơn vị của tần số là Herzt (Hz), là thông số quan trọng và quen thuộc trên mỗi chiếc loa.
Vậy nội dung trên, bạn vừa biết được tone nhạc là gì, vừa hiểu được các tone nhạc từ thấp đến cao rồi đó.
Quy ước tone nhạc
Theo quy ước, tone nhạc có 30 thể giọng, được xếp thành 15 cặp tone theo giọng trưởng và giọng thứ song song, bao gồm:
- Đô trưởng (C) và La thứ (Am)
- Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)
- Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)
- La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)
- Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)
- Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)
- Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)
- Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)
- Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)
- Si (giáng) Trưởng (Bb) và Sol thứ (Gm)
- Mi (giáng) Trưởng (Eb) và Đô thứ (Cm)
- La (giáng) Trưởng (Ab) và Fa thứ (Fm)
- Rê (giáng) Trưởng (Db) và Si (giáng) thứ (Bbm)
- Sol (giáng) Trưởng (Gb) và Mi (giáng) thứ (Ebm)
- Đô (giáng) Trưởng (Cb) và La (giáng) thứ (Abm)
Thứ tự các nốt nhạc xuất hiện trên khuông nhạc lần lượt là:
Thăng (#): Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si
Giáng (b): Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa
Tone giọng là gì?
Hiểu được tone, tone nhạc là gì thì nghiễm nhiên chúng ta cũng sẽ hiểu được tone giọng là gì thôi. Tone giọng được hiểu là cách một người sử dụng giọng điệu và nhịp điệu trong lời nói, giọng hát của mình. Tone giọng thể hiện âm cao/thấp, trầm/bổng của giọng nói hoặc giọng hát của người đó, xác định được tone giọng của mình sẽ giúp bạn chọn ra được bản nhạc phù hợp để thể hiện tài năng ca hát, tránh bị chênh phô.

Sử dụng tone giọng để truyền đạt thông tin, bày tỏ quan điểm, trình bày vấn đề, hay nói đến bất kì một vấn đề nào đó (miễn là phát ra âm thanh) sẽ tạo ra cảm nhận và phản ứng cho người đối diện (những người tiếp nhận âm thanh từ bạn), có thể là cảm giác thoải mái dễ chịu hay khó chịu, bức xúc. Ví dụ, một tone giọng đầy sự nghiêm túc sẽ truyền đạt cho người nghe thấy được sự quyết tâm, nghiêm túc, còn tone giọng vui vẻ, hài hước sẽ cho mọi người thấy sự tích hợp, phấn khởi và tràn đầy năng lượng. Như vậy chúng ta có thể thấy, sử dụng tone giọng phù hợp khi giao tiếp là điều rất quan trọng, mang đến sự tương tác tích cực giữa người nói và người nghe.
Vấn đề thứ hai không chỉ riêng trong giao tiếp, tone giọng là một yếu tố quan trọng với những người học hát, học thanh nhạc. Tone giọng sẽ giúp bản thân bạn biết được bạn phù hợp để thể hiện tone nhạc nào, dòng nhạc nào, từ đó đưa ra phương pháp luyện giọng và luyện thanh âm để cải thiện giọng hát.
Cách xác định tone của bản nhạc
Vậy tone của bản nhạc là gì? Là toàn bộ các nốt nhạc chính trong bản nhạc đó, được ví như một sườn nhạc để tác giả dựa vào đó viết nên những giai điệu theo một trật tự hợp lý và hay nhất. Các xác định được tone/giọng của một bản nhạc khá đơn giản, gồm các bước như sau:
Bước 1: Nhìn vào số dấu hoá của bài hát để xác định được cặp tone song song, đây cũng có thể là tone nhạc của bài hát đó.
Ví dụ, ở một bản nhạc mà không có số dấu hoá nào thì tone nhạc của nó có thể là Đô Trường (C) hoặc La thứ (Am). Ở bản nhạc có 4 dấu giáng (b) thì giọng của nó có thể là La (giáng) Trưởng (Ab) hoặc La thứ (Am).

Bước 2: Sau khi đã xác định được dấu hoá, bạn cần chú ý tới một vài yếu tố sau để các định được tone của bản nhạc chuẩn nhất:
- Các dấu hoá thường xuất hiện trong bản nhạc.
- Ô nhịp mở đầu và kết thúc của bản nhạc thường sẽ là âm chủ đạo, là tone chính của bản nhạc đó.
- Nếu bản nhạc đó đã có sẵn các âm đệm nhạc thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng xác định được tone nhạc hơn, vì hầu hết các tác phẩm đó đều được kết thúc bằng hợp âm chủ đạo, cũng là tone nhạc chính của bài hát.
Bước 3: Nếu sau khoá nhạc có dấu thăng, thì hãy lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc, ta sẽ có được giọng Trường, từ đó xét theo 15 cặp tone như cách quy ước tone nhạc để suy ra giọng thứ song song.
Còn sau khoá nhạc là biểu tượng dấu giáng (b), thì chỉ cần lấy dấu trên của dấu giáng đứng thứ 2 từ dưới lên để xác định giọng trưởng chính của bài hát, tương tự ta cũng suy ra được giọng thứ song song như cách quy ước 15 cặp tone ở trên.
Cách xác định tone giọng của mỗi người
Xác định tone giọng của mỗi người giúp chúng ta biết được vực âm của bản thân ở trong khoảng nào và còn giúp bạn tìm ra được dòng nhạc phù hợp để hát thư giãn, giả trí đó.
Chúng ta đều biết, giọng nói, giọng hát của mỗi người không giống nhau, ai cũng có những nét riêng biệt và để lại những dấu ấn riêng cho người nghe. Người thì thể hiện được những nốt nhạc cao vút một các tinh tế, đầy kỹ thuật. Cũng có những người xuống được các nốt trầm, cực thấp, không chỉ căng tròn mà còn tạo cảm giác gần gũi, ấm áp cho người nghe, chính vì vậy những người có tone giọng thấp thường lựa chọn những bản trữ tình nhẹ nhàng, sâu lắng để thể hiện. Tương tự như các xác định tone giọng của bài hát, thì xác định tone giọng của mỗi người cũng khá đơn giản, cũng bảo gồm các bước như:

- Đầu tiên là chuẩn bị các nhạc cụ với các âm cao có độ chuẩn như piano, guitar, organ,…
- Sau đó bắt đầu hát từ các nốt nhạc từ thấp đến cao (nên bắt đầu từ các nốt trung bình), tăng dần lên cho đến nốt cao nhất mà vẫn có thể hát tròn đẹp thì đó chính là âm vực trên của bạn.
- Tiếp tục xác định âm vực dưới, ta cũng sẽ hát theo thứ tự, nhưng ngược lại, từ cao xuống thấp, hát dần đến nốt trầm nhất mà vẫn có thể nghe được âm thanh tròn, không bị vỡ tiếng thì đó là âm trầm nhất mà bạn có thể hát được.
- Âm vực của bạn sẽ nằm giữa mức âm vựa trên và âm vực dưới vừa xác định được. Và để giọng hát không bị chênh phô thì bạn nên tìm những bản nhạc nằm trong khoảng âm vực của bạn để bài hát luôn được tròn, đẹp nhất nhé.
Cách hạ tone bài hát
Tuy đã biết được âm vực của mình nằm trong khoảng nào, nhưng các bản nhạc bạn yêu thích lại có quá nhiều nốt nhạc nằm ngoài tone giọng của bạn, vậy dưới đây chúng tôi sẽ bày cho bạn một số mẹo điều chỉnh tone bài hát để có thoả mãn đam mê ca hát của bạn:
- Nếu các thiết bị điện tử âm thanh của bạn có sẵn các chức năng hạ tone thì bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn và tìm hiểu về cách sử dụng để thao tác trực tiếp trên thiết bị.
- Đối với các dàn âm thanh chỉ có các nhạc cụ mộc, hoặc thiết bị chưa được tích hợp tính năng hạ tone, thì cần phải dịch giọng của ca khúc gốc. Khi đó, bạn hãy xác định nốt cao nhất của bản nhạc và dịch nó dần chạm với nốt cao nhất trong vực âm của mình.

Lưu ý, khi sử dụng phương pháp dịch thủ công tone của bản nhạc thì nốt đầu tiên được dịch xuống hoặc dịch lên bao nhiêu lần thì tất cả các nốt còn lại cũng phải làm theo.
Một số thuật ngữ về tone nhạc
Dưới đây là một số thuật ngữ mà chúng ta thường gặp khi nói về tone nhạc.
Lạc tone là gì?
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến cụm từ “lạc tone”, thực tế hiện tượng lạc tone là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, dẫn đến việc hát không đúng nhạc hoặc không lệnh tone so với tone nhạc gốc. Vậy lạc tone là gì? Lạc tone hay lệch tone là một, là việc bạn không thể hiện đúng độ cao của bài hát, hoặc sử dụng các cặp tone chưa chuẩn khớp, hát không đúng nhạc.

Nguyên nhân dẫn tới lạc tone có thể là do vực âm của bản không phù hợp với tone của ca khúc, lựa chọn bài hát không phù hợp với tone giọng của mình, khiến bạn không thể hiện được những nốt cao trào khác biệt. Cũng không thể không kể đến trường hợp bạn chưa vận dụng đúng kỹ thuật hát, giọng hát không nhuần nhuyễn dẫn đến sự chênh phô lớn. Và để khắc phục tình trạng hát lạc tone, bạn cần xem xét lại kỹ thuật và lựa chọn dòng hợp phù hợp nhất, những bản nhạc có tone quá cao vẫn có thể tập luyện dần dần, kỹ xảo âm nhạc cũng không phải ngày một ngày hai xuất hiện, tất cả đều trải qua quá trình khắc phục, tôi luyện mới cho ra trái ngọt.
Tone g là gì?
Tone g chính là tone Sol trưởng trong một bản nhạc, Tone G đi cùng một cặp với tone Mi thứ (ký hiệu là Em). Dưới đây là các bản hit nổi tiếng có tone G để bạn tham khảo:
- Gió vẫn hát (Long Phạm, Phương Dung Socola)
- Chiều hôm ấy (JayK, Rhy)
- Phố không em (Thái Đinh)
- Vùng ký ức (Chillies)
- Âm thầm bên em (Sơn Tùng M-TP)
- Sau tất cả ( Erik ST319)
- Hạnh phúc mới (Phạm Quỳnh Anh, Hari Won)
Fm là tone gì?
FM chính là Fa thứ, là một tone dựa trên nốt Fa (F), bao gồm các nốt như Fa, Sol, La giáng, Đô, Rê giáng,… Hai siêu phẩm kinh điển của thế giới có tone FM là bản Appassionata Sonata của Beethoven và Giao hưởng số 49, La passione của Haydn.
Nội dung bài viết trên là toàn bộ thông tin về chủ đề tone là gì, tone nhạc là gì, cách xác định tone giọng cho mỗi người để tìm ra được bản nhạc có tone giọng phù hợp cho bạn thoả sức đam mê ca hát. Hy vọng những kiến thức đó sẽ giúp cho quý khách hàng ngày một hiểu sâu hơn về lĩnh vực âm thanh.
VD Group phân phối độc quyền các sản phẩm thương hiệu ITC tại Việt Nam cung cấp các giải pháp âm thanh cho hội trường, phòng họp, nhà hàng, quán cafe, trường học, bệnh viện, chung cư…
Sản phẩm ITC đa dạng cung cấp đủ cho các giải pháp âm thanh như: Loa, Amply, Mixer, Cục đẩy công suất, các thiết bị âm thanh chuyên dụng…