Tần số là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng thu phát/ tiếp nhận tín hiệu giữa các thiết bị âm thanh và thiết bị liên lạc hiện đại. Trong đó, tần số sóng VHF ngày càng được người dùng quan tâm bởi những ưu điểm vượt trội như truyền tải tín hiệu nhanh nhạy, khoảng cách liên lạc xa,… Vậy để có thể hiểu rõ hơn về sóng VHF là gì cùng với những giá trị thực tế mà nó mang lại, hãy cùng ITC Audio VN đi vào nội dung bài viết dưới đây nhé!

Sóng VHF là gì? VHF là viết tắt của từ gì?

Vậy sóng VHF là gì? VHF là viết tắt của từ gì? Thực chất, VHF được viết tắt từ Very High Frequency, có nghĩa là dải tần số vô tuyến siêu cao, nằm trong khoảng 30MHz-300MHz với các bước sóng tương ứng từ 1 đến 10 mét. Dải tần số này được áp dụng cho VHF theo quy chuẩn của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU quy định. Các tần số thấp hơn VHF được quy ước là tần số cao (HF), còn các tần số cao hơn VHF được quy ước là tần số siêu sao (UHF).

Sóng VHF là gì? Sóng VHF là dải tần số vô tuyến siêu cao, nằm trong khoảng 30MHz-300MHz
Sóng VHF là gì? Sóng VHF là dải tần số vô tuyến siêu cao, nằm trong khoảng 30MHz-300MHz

Sóng VHF hoạt động tốt hơn trong những không gian thoáng đãng, ít gặp vật cản, ngược lại nếu truyền tải tín hiệu tại khu vực có địa hình đồi núi gồ ghề, nhiều nhà cửa, cây cối, nó sẽ không phát huy được điểm mạnh vốn sẵn có.

Các ứng dụng phổ biến của sóng VHF là trên các thiết bị phát sóng FM, phát sóng truyền hình, ứng dụng cho hệ thống vô tuyến di động 2 chiều trên mặt đất, kiểm soát giao thông, liên lạc radar, kết nối kiểm soát với hệ thống không lưu, liên lạc với tàu thuyền trên biển,…

Một số ứng dụng phổ biến của sóng VHF như liên lạc nội bộ, kết nối tàu thuyền trên biển, kiểm soát không lưu,...
Một số ứng dụng phổ biến của sóng VHF như liên lạc nội bộ, kết nối tàu thuyền trên biển, kiểm soát không lưu,…

Ở Châu Mỹ và một số quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Âu, VHF được coi là một trong những tần số sóng tiêu chuẩn để phát sóng truyền hình, nhưng hầu hết mỗi quốc gia này đều yêu cầu VHF chỉ được truyền tải một phạm vi tần số riêng biệt đã được mã hoá kỹ thuật số nghiêm ngặt, để phòng các trường hợp trùng sóng, nhiễu sóng và xâm nhập nghe lén.

Đặc điểm truyền dẫn sóng VHF

Sóng VHF chủ yếu được truyền tải trên một đường thẳng, không dễ bị tác động bởi khí quyển và từ trường của trái đất, do đó đường đi của VHF sẽ không bị uốn cong. Khi gặp các vận cản như vật chắn đường, đồi núi, thì sóng VHF sẽ bị chặn lại hoặc làm cho liên lạc giữa thiết bị đầu cuối bị gián đoạn, đó là lý do tại sao VHF lại chỉ nên được ứng dụng trong không gian thoáng.

Ngoài ra, trong những trường hợp gặp điều kiện môi trường truyền sóng thích hợp, VHF có thể truyền tải tín hiệu trong khoảng cách cực xa qua ống dẫn tầng đối lưu nhờ vận dụng nguyên lý hoạt động của khúc xạ gradient trong khí quyển. Đây là lý do vì sao mà VHF được ưu tiên sử dụng trong hệ thống kiểm soát không lưu và liên lạc cự ly xa với tàu thuyền trên biển.

Sóng VHF thích hợp truyền tải cho các không gian thoáng đãng, liên lạc tàu thuyền trên biển là một ứng dụng hữu ích
Sóng VHF thích hợp truyền tải cho các không gian thoáng đãng, liên lạc tàu thuyền trên biển là một ứng dụng hữu ích

Sóng VHF rất ít khi bị ảnh hưởng bởi tạp âm ngoài môi trường và các tần số thấp hơn nó.

Sóng VHF là một trong những nghiên cứu đầu tiên thành công trong lĩnh vực thông tin liên lạc và phát sóng vhf radio. Cho đến tận ngày nay, việc ứng dụng VHF cho phát sóng truyền hình và liên lạc vẫn còn khá phổ biến, giúp cho chúng ta hạn chế sự phụ thuộc vào điện tử viễn thông.

Cự ly và tốc độ truyền tải của sóng VHF trong từng môi trường là khác nhau, chính vì thế trước khi lựa chọn thiết bị có sóng VHF, bạn cần xem xét kỹ lưỡng đặc điểm không gian và nhu cầu về tốc độ liên lạc của người dùng là bao nhiêu.

Ứng dụng của sóng VHF trong các lĩnh vực

Như đã giải thích về VHF là gì cũng như đặc điểm truyền sóng ra sao, hẳn bạn đã biết được sóng VHF được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như:

  • VHF trong viễn thông di động: sóng VHF được sử dụng trong thông tin di động, nhưng do phạm vi truyền tải có bị hạn chế bởi một số yếu tố khác, nên chúng được dùng để liên lạc cục bộ hoặc khoảng cách vừa phải.
  • Ứng dụng trong lĩnh vực phát thanh truyền hình: sóng VHF được sử dụng phổ biến cho truyền hình TV và đài phát thanh từ những ngày đầu mới được quy chuẩn cho đến tận bây giờ. Những bản radio mà bạn thường nghe thấy trên chiếc đài FM cổ điển chính là một trong những dải tần số VFH phổ radio.
  • Ngoài ra, sóng VHF còn được ứng dụng khá phổ biến trong một số lĩnh vực khác như liên lạc công cộng, định vị, dò tìm thiết bị hay viễn thám,…

Các thiết bị đặc trưng sử dụng sóng VHF

Bên cạnh ứng dụng linh hoạt trong các lĩnh vực, thì micro và bộ đàm là 2 thiết bị đặc trưng và phổ biến nhất sử dụng công nghệ truyền dẫn sóng VHF.

Bộ đàm VHF

Bộ đàm là thiết bị liên lạc khá tiện lợi, thường ứng dụng với dải tần số 136-174MHz, chúng thường được ứng dụng để phục vụ cho các hoạt động như liên lạc nội bộ, truyền tải thông báo trong cùng khu vực. Không gian thích hợp nhất để bộ đàm VHF phát huy tối đa chức năng hoạt động là khu vực nông thôn địa hình bằng phẳng, trên biển, khu vực ít vận cản.

Bộ đàm VHF có 2 loại để bạn lựa chọn sử dụng. Đầu tiên là bộ đàm VHF được gắn cố định với một thiết bị hoặc một vị trí nào đó, thường là treo tường hoặc gắn liền với bảng điều khiển tàu thuyền. Loại này thường sẽ sử dụng nguồn điện chứ không phải pin, cự ly truyền tải của nó có thể lên tới 25 hải lý.

Bộ đàm VHF là một trong những thiết bị đặc trưng của ứng dụng sóng VHF
Bộ đàm VHF là một trong những thiết bị đặc trưng của ứng dụng sóng VHF

Loại thứ 2 là bộ đài VHF cầm tay có ăng ten tích hợp, ngoại hình khá giống với điện thoại di dộng, chạy bằng pin có thể thay thế hoặc pin sạc lại, phạm vi truyền tải tín hiệu của nó trong khoảng 5 hải lý. Ăng ten gắn trên đài VHF cầm tay chính là yếu tố quyết định đến khả năng truyền tải/tiếp nhận tín hiệu. Ăngten có chỉ số decibel càng thấp thì càng làm giảm sự tập trung của tín hiệu và cự li truyền tải, ngược lại, ăngten có chỉ số decibel càng cao thì đài VHF cầm tay càng sở hữu khả năng và cự li truyền tải xa và nhanh nhạy.

Dưới đây là một số ưu điểm khi bạn sử dụng bộ đàm VHF:

  • Hạn chế sự phụ thuộc mạng điện tử viễn thông, dù ở khu vực không có sóng di động thì chỉ cần bộ đàm, là có thể khắc phục chức năng liên lạc nội bộ.
  • Tiện lợi cho công việc: bạn chỉ cần nhấn nút trên bộ đàm và bắt đầu gửi đi thông tin muốn truyền đạt, là người còn lại nắm giữ thiết bị kết nối có thể tiếp nhận tín hiệu ngay tức khắc, điều này giúp nâng cao hiệu quả trong team work.
  • Tiết kiệm chi phí: sử dụng bộ đàm VHF để liên lạc, người dùng không cần trả bất kì một khoản phí nào như khi dùng điện thoại di động.
  • Không bị nhiễu sóng: trong những khu vực sóng di động hoạt động mạnh mẽ, truyền tải nhanh nhạy cũng không hề làm ảnh hưởng đến tín hiệu truyền tải của bộ đàm VHF.

Micro không dây VHF

Micro không dây hoạt động dựa trên đường truyền của tín hiệu sóng VHF, với dải tần số trong khoảng 150MHz-216MHz, phạm vi tiếp nhận tín hiệu khoảng 50 mét, khá vượt trội, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nhiều trường hợp.

Micro-khong-day-hoat-dong-dua-tren-su-truyen-tai-cua-song-VHF
Micro-khong-day-hoat-dong-dua-tren-su-truyen-tai-cua-song-VHF

Ưu điểm khi áp dụng sóng VHF trên micro không dây:

  • Tiện lợi: là điều mà chúng ta không thể phủ nhận, bạn có thể lược bỏ hệ thống dây kết nối lằng nhằng, phức tạp, di chuyển linh hoạt đến mọi vị trí trong không gian mà không lo vướng víu.
  • Tiết kiệm chi phí: micro VHF tiêu tốn rất ít năng lượng so với các dòng micro khác trên thị trường, thời lượng pin của micro VHF có thể lên tới 48h liên tục.
  • Hạn chế tối đa bị nhiễu sóng: VHF có bước sóng lớn, chính vì thế micro cầm tay VHF sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tín hiệu nhiễu bên ngoài, đồng thời hạn chế tối đa việc trùng lặp tín hiệu kênh, mang lại hiệu quả sử dụng cao.
  • Micro VHF cầm tay không dây có giá rẻ, dễ dàng tìm mua trên thị trường.

Vậy sóng UHF và sóng VHF có điểm nào khác nhau?

Bên cạnh sóng VHF thì sóng UHF cũng là một loại sóng được sử dụng phổ biến và thông dụng hiện nay. Vậy 2 loại sóng này có những điểm khác nhau nào, chúng ta cùng đi vào nội dung phần bảng dưới đây:

Tiêu chí so sánh Sóng VHF Sóng UHF
Dải tần số 30MHz – 300MHz 300MHz – 3GHz
Khoảng cách truyền tải Phạm vi 50 mét, bước sóng lớn hơn UHF Phạm vi 100 mét, bước sóng nhỏ hơn VHF
Đặc điểm truyền sóng Đường thẳng, bị cản lại khi có vật chắn, thích hợp ứng dụng cho không gian thoáng đãng. Lan truyền theo đường ngắm, có thể xuyên tường nhà, tán cây và một số vật cản khác.
Phạm vi truyền tải Xét trong cùng một không gian thoáng đãng, ít vật cản, thì sóng VHF sẽ đưa tín hiệu đi xa hơn, cự li truyền tải dài hơn. Xét trong không gian có nhiều vật cản, UHF có khả năng truyền tải tốt hơn VHF nó có khả năng đi xuyên qua vật thể.
Không gian hoạt động Thích hợp sử dụng trong không gian bằng phẳng như liên lạc trên biển, điều phối giao thông, liên lạc đầu cuối trong cùng một không gian, khu vực thuộc địa hình đồng bằng,… Sử dụng để liên lạc trong toà nhà, các công trường đang xây dựng, liên lạc tại vùng núi có địa hình không mấy thuận lợi, liên lạc tuần tra trong rừng,…

Lưu ý khi chọn mua thiết bị truyền tải sóng VHF

Để tìm mua được các thiết bị truyền tải sóng VHF hợp lý, chẳng hạn như đài vhf, micro vhf cầm tay, thiết bị vhf radio,… chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến một số lưu ý dưới đây:

  • Xác định mục đích sử dụng: bạn cần hiểu được thiết bị truyền tải sóng VHF của mình được sử dụng vào việc gì, ứng dụng như thế nào, để xác định được loại thiết bị cần mua.
  • Tần số VHF: tần số VHF nằm trong khoảng 30Hz đến 300MHz, xác định khoảng tần số mà bạn cần sử dụng, dải tần này còn tuỳ thuộc vào khu vực mà bạn ở.
  • Chất lượng âm thanh: đối với các ứng dụng cần ưu tiên chất lượng âm thanh như micro VHF sử dụng cho sân khấu, liên lạc với tàu thuyền trên biển đảo thì cần test âm trước khi mua.
  • Khả năng chống nước: các thiết bị truyền tải sóng VHF chủ yếu sử dụng ở ngoài trời nên cần ưu tiên đến khả năng chống nước, đảm bảo hoạt động lâu dài dưới mọi điều kiện của môi trường.
  • Tuân thủ các quy định về sóng VHF: việc sử dụng tần số sóng VHF cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và phù hợp với khu vực mà bạn sinh sống.
  • Giá cả sản phẩm: cân nhắc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và khả năng chi trả của mình.
  • Tìm hiểu thêm: tìm hiểu thêm về các thương hiệu và mô hình thiết bị sóng VHF phổ biến trên thị trường và đọc đánh giá của người dùng để hiểu được về sản phẩm dưới nhiều góc độ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề VHF là gì, cũng như hiểu được cách truyền tải thông tin của các thiết bị đài vhf, micro vhf cầm tay như thế nào. Hy vọng nội dung mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho quý khách hàng hơn trong quá trình tìm hiểu về kiến thức âm thanh cũng như lựa chọn thiết bị dễ dàng hơn.

Cần hỗ trợ bất kì thông tin nào khác, hãy gọi ngay tới số hotline trên website của ITC audio VN để được đội ngũ nhân viên tư vấn cụ thể, chi tiết hơn nhé. Kính chúc quý khách sớm tìm mua được sản phẩm ưng ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *